Đời sống

Dấu hiệu cảnh bảo trẻ có vấn đề về đường tiêu hóa

Để bé phát triển toàn diện, các bậc phụ huynh cần quan tâm, tìm hiểu về hệ tiêu hóa của trẻ và chăm sóc con trẻ đúng cách.

Tử vi ngày 5/5/2022 của 12 cung hoàng đạo / Bạn đã biết cách kiểm soát việc tăng sắc tố da?

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

Dấu hiệu cảnh bảo trẻ có vấn đề về đường tiêu hóa

Bị nôn, trớ thường xuyên thì bố mẹ cần chú ý đường tiêu hóa của trẻ.

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược những chất chứa trong dạ dày vào trong thực quản.

Do cấu trúc giải phẫu dạ dày – thực quản của trẻ nhỏ không giống như người lớn, thực quản thì ngắn, phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường nên bé rất dễ nôn trớ.

Nếu trẻ nôn ít (vài ba ngày mới ọc 1 lần hay 1 ngày ọc 2 lần), vẫn bú khỏe, lên cân tốt thì không sao và hiện tượng trào ngược này sẽ giảm dần khi trẻ lớn.

Dù có điều trị hay không thì đến năm 2 tuổi, khoảng 60% trẻ sẽ tự hết, 40% còn lại có thể kéo dài đến 4 tuổi.

Bụng căng trướng, ợ hơi

 

Bị rối loạn tiêu hóa, khi sờ thấy bụng trẻ căng to và dấu hiệu ợ hơi liên tục, đây là một triệu chứng tiêu biểu của chứng rối loạn tiêu hóa. Vì đầy hơi nên trẻ đánh hơi nhiều hơn, ngoài ra còn có biểu hiện miệng hôi.

Trẻ bị táo bón

Táo bón không phải là bệnh, mà chỉ là 1 triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc chỉ là 1 rối loạn cơ năng (thường gặp nhất).

Táo bón được định nghĩa khi bé có số lần đi tiêu ít hơn bình thường (thay đổi theo lứa tuổi và mỗi cá nhân) với phân to, cứng, đau khi đi tiêu và đôi khi có máu.

Táo bón có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm ruột, thủng ruột… Do đó, cần được khám và tìm nguyên nhân gây táo bón để có điều trị thích hợp.

 

Táo bón rất hay gặp ở trẻ còn nhỏ khi thức ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm và ít chất khoáng, cũng có khi do uống nhiều sữa bò, sữa bột vì ít sữa mẹ.

Các cơ bụng và thành ruột cũng có vai trò quan trọng trong việc gây ra táo bón.

Những đứa trẻ còi xương, sinh thiếu tháng rất hay bị táo bón. Ở những trẻ lớn hơn, táo bón thường do ăn nhiều thức ăn cứng hoặc không đủ lượng vitamin B1 cần thiết, có khi do lỗ hậu môn bị rạn.

Việc cho trẻ ăn nhiều rau quả sẽ giúp cho cơ bụng và thành ruột co bóp tốt hơn. Các loại nước ận ép hoặc nước luộc củ cải cũng có tác dụng chống táo bón.

Cách đề phòng táo bón tốt nhất là tập cho trẻ thói quen đi ngoài vào một giờ cố định trong ngày.

 

Bú kém

Trong một thời gian dài, trẻ bú không đủ lượng cần thiết do nôn trớ, tiêu chảy, bệnh lý thần kinh trung ương, suy giáp, nhiễm trùng đường ruột,... Cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương án điều trị phù hợp cho con;

Đau bụng

Trẻ khóc nhiều, mặt đỏ hoặc tái, trướng bụng, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt,... Hiện tượng đau bụng ở trẻ có thể do đói, bú quá no hoặc bị lồng ruột, thoát vị bẹn,... Tùy từng nguyên nhân sẽ có cách xử trí tương ứng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm