Đời sống

Dấu hiệu cho biết cuộc hôn nhân của bạn không còn bền vững

Hôn nhân – theo một cách nhìn nào đó, chính là sự ràng buộc. Đôi khi, một cuộc hôn nhân tan vỡ chính là cách để giải thoát cho cả hai người. Nhưng nhìn nhận điều đó như thế nào, đâu là những dấu hiệu cho thấy một cuộc hôn nhân tan vỡ cũng là việc quan trọng giúp cho bạn chuẩn bị tâm thế vững vàng hơn cho tương lai.

'Con à, cha mẹ sẽ không chung nhà nữa…' / Bí mật về chuyện ngoại tình gần 10 năm của ba

Có những giai đoạn bạn bị ám ảnh bởi sự đổ vỡ. Sự ám ảnh khiến cho lăng kính của bạn ngập tràn màu tối. Bạn lo lắng, bạn sợ hãi, bạn không dám đối diện với sự thật. Và mọi hành động, lời nói, cử chỉ, thái độ của đối phương cũng khiến cho bạn bất an. Nếu bạn đang thực sự chìm đắm trong những câu chuyện như vậy, hãy cẩn trọng tìm hiểu thật kỹ càng những dấu hiệu cuộc hôn nhân sắp tan vỡ.

Những dấu hiệu của cuộc hôn nhân sắp tan vỡ - Ảnh minh họa: Internet

Hai người không nói chuyện thường xuyên

Có những cuộc hôn nhân khiến cho bạn mất đi sự thoải mái vốn có. Khi chưa về chung một nhà, cả hai người đều cảm thấy vui vẻ và muốn gặp nhau để trò chuyện mỗi ngày. Các bạn sợ cảm giác không được nhìn thấy nhau, không được nói chuyện với nhau. Và trong những lúc rảnh rỗi nhất, bạn lại nhớ đến người mình yêu.

Nhưng, sau một thời gian kết hôn, bạn có nhận thấy được sự rạn vỡ đó không? Bạn có nhận thấy rằng mình không còn mong chờ được gặp vợ hay chồng mình nữa? Bạn có muốn được nhìn thấy họ sau những giờ làm việc mệt mỏi?

Gia đình là nơi ấm áp nhất mà ta mong muốn được trở về sau những căng thẳng, tranh đấu, hơn thua của cuộc đời. Nhưng khi bạn nhận ra rằng bạn không muốn trở về để gặp lại vợ/chồng mình, không muốn nói chuyện với họ hay không cảm thấy nhớ nhung, khi đó mối quan hệ giữa vợ chồng bạn đã có vấn đề.

Tuy nhiên, không phải lúc nào, cứ nhớ nhung, cứ chuyện trò mới là yêu. Cũng có những lúc, bạn không nhớ, không mong, tình yêu vẫn cứ bền chặt. Đó là khi tình yêu được gắn với trách nhiệm, với bổn phận. Nó không ngọt ngào, không lãng mạn như khi yêu nhau, nhưng vẫn dịu dàng, vẫn đầm ấm và vẫn vẹn nguyên.

Không thường xuyên nói chuyện cũng là một dấu hiệu không tốt cho cuộc hôn nhân của bạn
Không thường xuyên nói chuyện cũng là một dấu hiệu không tốt cho cuộc hôn nhân của bạn - Ảnh minh họa: Internet

Hai người thường xuyên cãi vã nhau

Người ta nói, vợ chồng mà không có mâu thuẫn, không có cãi vã thì không thể bền lâu được. Quả thật, cũng phải có những lúc buồn, những lúc căng thẳng, những mâu thuẫn, giữa hai vợ chồng mới có thể hiểu nhau nhiều hơn.

 

Cuộc sống hôn nhân không phải bao giờ cũng như thiên đường. Bên cạnh niềm vui, hạnh phúc, bạn còn phải lo lắng, gánh vác nhiều chuyện vặt vãnh khác. Những chuyện đó tưởng như nhỏ nhặt, tầm thường, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc, đến mối quan hệ giữa hai vợ chồng.

Bạn có nhận thấy rằng giữa hai vợ chồng mình cãi vã nhau nhiều hơn? Bạn dễ nóng nảy, dễ gây ra mâu thuẫn, chỉ một xích mích nhỏ cũng khiến cho câu chuyện đi xa. Hai người không ai cố gắng hàn gắn, không cố gắng làm cho mối quan hệ trở nên tốt đẹp. Điều này khiến cho cuộc hôn nhân dễ đi đến đổ vỡ.

Trong hai vợ chồng, giữa một cuộc cãi vã cần có một người biết nhường nhịn, đó là cách để quan hệ gia đình được trọn vẹn và vững bền nhất. Khi bạn nhận thấy không có điều đó trong gia đình, cuộc hôn nhân của bạn có thể đã có những dấu hiệu đổ vỡ.

Các cuộc cãi vã có thể đẩy cuộc hôn nhân của bạn đến sự tan vỡ
Các cuộc cãi vã có thể đẩy cuộc hôn nhân của bạn đến sự tan vỡ -Ảnh minh họa: Internet

Hai người không lắng nghe nhau

Lắng nghe là cách khiến cho một mối quan hệ gia đình bền chặt. Việc lắng nghe khiến cho các bạn hiểu nhau nhiều hơn, bạn có thể hiểu được những nỗi niềm, những câu chuyện đằng sau cuộc sống của người kia. Bạn sẽ không nổi nóng, không cãi vã, không có những mâu thuẫn không đáng có. Lắng nghe còn là cách để tôn trọng lẫn nhau.

Khi vợ chồng không thể lắng nghe nhau, nghĩa là không còn tôn trọng nhau nữa, mối quan hệ đó trở nên có vấn đề. Có thể, cả hai người đã cảm thấy không thể kiên nhẫn ngồi chờ đợi nhau, hiểu nhau nữa. Một khi ai cũng muốn nói đôi ba câu chuyện qua loa cho đúng bổn phận rồi ai làm việc người nấy, thì đó là lúc cuộc hôn nhân của bạn đang dần rạn nứt.

 

Hôn nhân tan vỡ có thể chính là lối thoát của hai người. Nhưng nếu còn có thể, hãy cố gắng để cùng nhau bước qua những gian khó của cuộc đời. Có thể, khi bạn nhận ra những dấu hiệu đó, bạn sẽ biết cố gắng, nỗ lực để hiểu nhau nhiều hơn, để có một cuộc sống hạnh phúc, trọn vẹn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm