Dấu hiệu cơ thể bạn đang thừa kẽm
Loại quả trông sần sùi, xấu xí lại là đặc sản 4 năm mới có một lần ở Đồng Nai / Về Bình Định thưởng thức bún rạm - đặc sản trứ danh, 'đi xa là nhớ' của đất võ
Vai trò của kẽm đối với sức khỏe
Buồn nôn có thể là do cơ thể thừa kẽm. Nguồn ảnh: Internet.
Kẽm (Zn) là một nguyên tố có mặt trong tự nhiên. Trong cơ thể con người, kẽm là nguyên tố vi lượng, chúng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên, vai trò của nguyên tố này đối với sức khỏe là rất quan trọng. Cùng điểm lại 7 vai trò nổi bật của nguyên tố này đối với cơ thể con người.
Phát triển và cải thiện não bộ
Theo nghiên cứu, trung tâm bộ nhớ của não bộ chứa một lượng lớn kẽm. Chúng là nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của não bộ, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Ở người trưởng thành, chúng giúp cải thiện sức khỏe não bộ, hồi phục sau chấn thương, bệnh lý. Cùng với vitamin B6, Zn thúc đẩy sự hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ.
Củng cố hệ miễn dịch
Zn kích thích sự phát triển của các tế bào miễn dịch (các đại thực bào, lympho bào B và T), tạo thành một hàng rào miễn dịch vững chắc, giúp bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh.
Phát triển xương
Ngoài Ca thì Zn cũng là một nguyên tố cấu tạo nên xương. Nó rất cần thiết cho sự phát triển của xương và giúp xương chắc khỏe. Vì thế ngoài bổ sung Ca, cần bổ sung Zn hợp lý để xương phát triển toàn diện.
Phát triển của thai nhi
Zn là dưỡng chất cần thiết cho sự tổng hợp các chất trong cơ thể. Chúng là thành phần của hơn 80 loại enzyme cần thiết cho sự tổng hợp AND, ARN để tạo thành protein. Điều này sẽ giúp thúc đẩy thai nhi phát triển mạnh về cả chiều cao, cân nặng và trí tuệ.
Điều hòa chức năng nội tiết
Zn tham gia vào điều hòa hoạt động các tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục,… Các tuyến nội tiết sản xuất các hormone cần thiết cho các quá trình sống của cơ thể. Đặc biệt, Zn rất có ý nghĩa trong điều hòa sinh sản. Ở nam giới, Zn có nhiều trong tuyến tiền liệt, giúp điều hòa và phát triển các đặc tính sinh dục. Ở nữ giới, Zn giúp điều hòa kinh nguyệt, đẹp da.
Hấp thu và chuyển hóa các chất
Zn tham gia vào sự hấp thu và chuyển hóa các nguyên tố vi lượng khác như đồng, nhôm, mangan, magie, canxi,… cùng rất nhiều các enzym khác trong cơ thể. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn cho thấy, Kẽm còn có tác dụng làm giảm độc tính của các kim loại nặng: Asen (As), Cadimin (Cad),… từ đó hạn chế gây độc cơ thể, làm chậm quá trình oxy hóa tế bào.
Kẽm còn có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em.
Phát triển cơ thể toàn diện
Zn giúp tóc chắc khỏe, cơ bắp phát triển, làn da khỏe mạnh, tốt cho mắt, kích thích phát triển tiêu hóa, điều hòa vị giác,…
Hiện tượng thừa kẽm
Nếu chúng ta bổ sung dư thừa kẽm trong những khẩu phần ăn hằng ngày sẽ không dẫn đến ngộ độc kẽm. Nhưng nếu ta cung cấp quá nhiều những loại vitamin tổng hợp hay dùng những dụng cụ gia dụng có chứa kẽm thì sẽ có thể làm cho dễ xảy ra hiện tượng thừa kẽm.
Khi xảy ra tình trạng thừa kẽm, cơ thể sẽ có những biểu hiện như sau:
Buồn nôn
Khi bổ sung dư thừa kẽm sẽ dẫn đến tình trạng buồn nôn, nôn, ợ nhiều lần. Được biết trong thuốc chống cảm lạnh có chứa 225 mg kẽm nên khi sử dụng thuốc này nhằm phòng chống cảm lạnh thì sẽ gây cảm giác buồn nôn ngay tức khắc. Theo những nghiên cứu trên thế giới, cứ 47 người dùng 15 mg kẽm một ngày sẽ có nửa số người đó buồn nôn và nôn nhiều lần trong ngày.
Nôn sẽ giúp chúng ta giảm bớt thừa kẽm ra ngoài nhưng cũng để lại những biến chứng nghiêm trọng nên người bệnh cần đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Đau bụng và tiêu chảy
Khi mắc phải hiện tượng thừa kẽm, người bệnh thường gặp những vấn đề về hệ tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy hoặc có cả táo bón là kết quả của hiện tượng này. Những đồ vật gia dụng như chất kết dính, hóa chất tẩy rửa có chứa chất kẽm clorua nên nếu bị ngộ độc kẽm từ những nguyên nhân này với lượng kẽm lớn hơn 20% thì sẽ gặp phải những vấn đề về tiêu hóa kể trên.
Đắng miệng thường xuyên
Đây là biểu hiện rõ rệt nhất của dư thừa kẽm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chán ăn, mất vị giác hoặc ăn không ngon miệng.
Triệu chứng giống bệnh cúm
Uống nhiều kẽm trong ngày có thể gây ra những dấu hiệu như sốt, ớn lạnh, ho, nhức đầu. Nhưng những triệu chứng trên cũng là khả năng của ngộ độc khoáng chất khác nên cần phải phân biệt với chúng.
Cúm
Thừa kẽm có thể gây ra những dấu hiệu như sốt, ớn lạnh, ho, nhức đầu.
Nồng độ cholesterol HDL thấp
Loại cholesterol tốt cho cơ thể là HDL với nhiệm vụ giảm nguy cơ bệnh tim mạch và ngăn chặn xơ vữa động mạch, với lượng khoảng lớn hơn 40mg/dL. Khi ta bổ sung 50mgr kẽm một ngày sẽ làm nồng độ HDL thấp đi và tăng lên lượng cholesterol xấu là LDL, kết quả là sẽ tăng khả năng bị những bệnh lý tim mạch.
Thiếu đồng
Theo nghiên cứu, đồng là chất cạnh tranh với kẽm để được hấp thụ vào ruột non của người. Khi ta sử dụng 40mg kẽm một ngày sẽ khiến đồng cũng không được hấp thụ vào ruột non. Do đó, cơ thể sẽ thiếu đồng và gây ra những bệnh lý liên quan đến thiếu máu nội bào và giảm bạch cầu trung tính.
Dễ bị nhiễm bệnh
Bổ sung thừa kẽm sẽ tạo ra những rối loạn về phản ứng miễn dịch trong cơ thể chúng ra. Những rối loạn này xảy ra là do hiện tượng thừa kẽm sẽ làm suy giảm chức năng của tế bào T, gây ảnh hưởng đến những phản ứng miễn dịch và cuối cùng cơ thể sẽ có nguy cơ mắc những bệnh xâm nhập.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn