Vì sao ăn nhiều đường lại hủy hoại sức khỏe chúng ta?
Rủ nhau 'ăn sập Nam Định', toàn những đặc sản trứ danh mà giá rẻ bất ngờ / Loại quả trông sần sùi, xấu xí lại là đặc sản 4 năm mới có một lần ở Đồng Nai
Đường gây hại ghê gớm đến sức khỏe con người. Ảnh: iStock.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo để ngăn ngừa béo phì và sâu răng, người lớn và trẻ em nên giảm tiêu thụ đường tự do xuống dưới 10% năng lượng hàng ngày, tương đương với 12 thìa cà phê đường.
Hướng dẫn của WHO cũng đề xuất mỗi người tốt nhất nên giảm thêm lượng đường tự do ăn vào xuống dưới 5% (6 thìa cà phê đường) tổng năng lượng nạp vào.
Theo các chuyên gia, đường gây hại không nhỏ lên sức khỏe con người. Loại gia vị này có thể gây hàng loạt bệnh lý cho mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn.
Hàng loạt bệnh tật từ đường
Theo bác sĩ Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Hà Nội), “đường gây hại ghê gớm đến sức khỏe con người nếu ăn nhiều”.
Do vậy, mọi người cần hạn chế đồ ngọt, kể cả chất tạo ngọt thiên nhiên. Đối với các chất tạo ngọt tinh chế như đường mía, đường củ cải, đường ngô, mọi người nên càng hạn chế càng nhiều càng tốt.
Theo bác sĩ Hào, hiện nay, mọi loại thực phẩm đều được tinh chế quá mức dẫn đến mất đi các vi chất thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể. Điều này có thể lý giải nguyên nhân con người hiện nay nhiều bệnh mạn tính, đặc biệt là tiểu đường.
“Đường dẫn đến rối loạn chuyển hóa như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh béo phì, bệnh liên quan đến trí não như mất trí nhớ, Alzheimer. Đối với trẻ em, ăn bánh kẹo đồ ngọt nhiều có thể dẫn đến biếng ăn, sâu răng, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của đứa trẻ”, vị chuyên gia này cho biết.
Bác sĩ chuyên khoa II Thái Văn Hùng, Phó khoa Nội Tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), cũng thông tin nhiều nghiên cứu ở trẻ em và người lớn đã chỉ ra việc giảm tiêu thụ đồ uống có đường có thể giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng cho hay không chỉ gây thừa cân, béo phì, đồ uống có đường còn làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn chuyển hóa như gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2; tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh gút, có liên quan đến giảm khả năng sinh sản…
Đồng thời, đồ uống có đường cũng là nguyên nhân chính gây ra sâu răng và các bệnh về răng. Nghiên cứu về tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam tại 17 tỉnh cho thấy 20,9% trẻ 6-8 tuổi; 43,7% trẻ 12-14 tuổi ; 36,3% trẻ 15-17 tuổi và 34,4% trẻ 9-11 tuổi bị sâu răng vĩnh viễn.
Đồ có đường có thể là tác nhân gây sâu răng ở trẻ em. Ảnh: iStock.
Nguy cơ sâu răng ở trẻ em sẽ tăng 22% nếu trẻ tiêu thụ đồ uống có đường hàng ngày. Trong đó, việc uống nước ngọt còn khiến tỷ lệ bị xói mòn răng tằng khoảng 2,4 lần do loại đồ uống này có độ pH thấp và lượng đường cao.
Thừa cân, béo phì cũng có thể khiến trẻ em bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, dễ gặp các áp lực tâm lý và sự tự ti nhất định trong môi trường học đường cũng như xã hội. Từ đó, việc học hành, quá trình hình thành nhân cách…, chất lượng cuộc sống của trẻ cũng bị tác động không nhỏ.
Chúng ta nên cắt hoàn toàn thực phẩm ngọt?
Theo bác sĩ Hào, về nguyên tắc, ai cũng cần hạn chế đường. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần nhỏ để hạn chế bệnh tật, quan trọng là chúng ta phải ăn đầy đủ cân đối các chất.
“Mọi người nên ăn nhiều rau xanh, quả chín vì chúng chứa nhiều magie, giúp chuyển hóa đường tốt hơn trong cơ thể”, vị chuyên gia này khuyến khích.
Đối với hoa quả, đường ở trong loại thực phẩm này là đường fructose, không có tác động quá mức đến sức khỏe con người như đường tinh chế. Lượng đường này trong hoa quả cũng không cao nên không gây bất lợi cho đường huyết.
Trong bữa ăn hàng ngày, mọi người lưu ý nên hạn chế ăn các tinh bột có chỉ số đường huyết cao như bột mì trắng, gạo trắng.
“Thay vào đó, mọi người nên ăn bột mì đen, hạt, gạo lứt, khoai lang… do chỉ số đường huyết thấp”, bác sĩ Hào khuyến khích.
Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh đường ăn kiêng là loại gia vị không tốt, đặc biệt đối với các bệnh nhân bị tiểu đường. Loại đường này chỉ tạo ra vị ngọt chứ không có chất dinh dưỡng.
Các loại chất tạo ngọt thiên nhiên như mật ong, la hán quả dù không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cũng nên được nạp vào với liều lượng vừa phải.
Đặc biệt, theo bác sĩ Hào, bánh ngọt làm từ bột mì trắng và đường kính là thứ có tác động rất không tốt đến sức khỏe. Tuy nhiên, ăn bánh ngọt với số lượng ít và tần suất thấp lại không gây hại đến sức khỏe.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Ngày nào chồng cũng chì chiết vợ là không biết đẻ vì sinh toàn vịt giời, vợ hét lên: ‘Anh giỏi thì đi mà đẻ'
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Người phụ nữ lấy chồng kém 37 tuổi tuyên bố: ‘Anh ấy hạnh phúc và sẽ không bao giờ phản bội tôi’