Đời sống

Dấu hiệu của nhiễm trùng tai bạn cần biết

Nếu bạn thấy những dấu hiệu dưới đây thì hãy coi chừng bệnh nhiễm trùng tai nhé.

Những dấu hiệu tiết lộ đang có một cô gái quan tâm đến bạn mà không hề nói ra / Những dấu hiệu nhận biết bệnh nhồi máu cơ tim, ai cũng nên thận trọng

Nhiễm trùng tai là gì?

Dấu hiệu của nhiễm trùng tai bạn cần biết

Nhiễm trùng tai thường tạo ra dịch mắc kẹt ở tai giữa và xảy ra khi bạn bị cảm lạnh, viêm họng hoặc dị ứng. Nguồn ảnh: Internet

Nhiễm trùng tai thường tạo ra dịch mắc kẹt ở tai giữa và xảy ra khi bạn bị cảm lạnh, viêm họng hoặc dị ứng. Tình trạng này thường xuyên gây đau đớn vì tai bị viêm và chất lỏng vẫn còn tích tụ ở trong.

Dấu hiệu của nhiễm trùng tai

Ngứa tai

Nhiễm trùng tai có thể bắt đầu với triệu chứng ngứa nhẹ ở ống tai. Nếu để lâu, tình trạng ngứa có thể lan vào ống tai trong và trở nên trầm trọng hơn khi tình trạng nhiễm trùng không được điều trị.

Đỏ ở bên trong và bên ngoài tai

 

Biểu hiện nhiễm trùng có thể gây mẩn đỏ trong ống tai trong. Tuy nhiên, nếu nó tiến triển, mẩn đỏ có thể trở nên dễ nhận thấy hơn không chỉ ở bên trong mà còn ở bên ngoài tai.

Tiết dịch trong tai

Cũng giống như hầu hết các viêm nhiễm khác, viêm ống tai có thể chảy dịch. Ban đầu dịch không mùi và lượng rất ít, nhưng khi nhiễm trùng tiếp tục phát triển, dịch tiết sẽ nhiều hơn và có mùi, thậm chí có màu vàng đặc.

Nghe có tiếng chuông trong tai

Triệu chứng này có thể không có trong những trường hợp nhẹ, nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, thính giác của bạn có thể bị ảnh hưởng. Bạn có thể cảm thấy như mình không thể nghe thấy mọi thứ tốt như trước đây hoặc bạn cảm nhận âm thanh như tiếng chuông không ngừng ở sâu bên trong tai của mình.

 

Sưng hạch bạch huyết ở cổ

Nếu nhiễm trùng không được điều trị, nó có thể khiến các hạch bạch huyết của bạn sưng lên rõ rệt. Điều này có thể khiến bạn bị sốt, vì toàn bộ ống tai của bạn có thể đã bị tắc hoàn toàn.

Ngăn ngừa nhiễm trùng tai

Ngăn ngừa nhiễm trùng tai bằng cách cố gắng giữ cho cơ thể được khoẻ mạnh.

Hãy chắc chắn đã tiêm chủng đầy đủ vàtiêm phòng cúm hàng năm. Đồng thời tiêm chủng cảvắc-xin phế cầu khuẩn để bảo vệ chống Streptococcus pneumoniae-nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng tai giữa.

 

Luôn luôn rửa tay sạch.

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cho đến khi bé được 6 tháng tuổi và tiếp tục cho bú mẹ ít nhất 12 tháng.

Tránh xa khói thuốc và các loại khói độc hại khác.

Biến chứng nhiễm trùng tai giữa

Phần lớn trường hợp bệnh nhiễm trùng tai giữa không gây ra các biến chứng lâu dài. Song nếu không chữa dứt điểm bệnh nhiễm trùng tai hay để bệnh tái phát nhiều lần có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thính giác và sức khỏe lâu dài của người bệnh. Người bệnh sẽ gặp một trong số các biến chứng thường gặp nhất bao gồm:

 

Làm giảm thính giác

Thông thường người bệnh nhiễm trùng tai giữa sẽ gặp tình trạng mất thính lực nhẹ và tình trạng này tự biến mất khi khỏi bệnh. Nếu nhiễm trùng tai bị tái phát nhiều lần hoặc nhiễm trùng nặng phát mủ trong tai giữa, có thể làm mất thính lực nghiêm trọng, gây tổn thương màng nhĩ dẫn đến mất khả năng nghe vĩnh viễn.

Chậm nói hoặc chậm phát triển

Nếu trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bị suy giảm thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn, có thể gặp tình trạng nói chậm, giao tiếp xã hội khó.

Thủng màng nhĩ

 

Hầu hết tình trạng thủng màng nhĩ sẽ lành trong vòng 6 ngày. Nhưng có nhiều trường hợp cần phải can thiệp phẫu thuật.

Viêm não hoặc màng não

Nếu tình trạng nhiễm trùng không được điều trị kịp thời hoặc không đáp ứng tốt với điều trị có thể lây lan sang các mô xung quanh, gây nhiễm trùng xương chũm gọi là viêm xương chũm. Tình trạng viêm xương chũm có thể dẫn đến tổn thương xương, từ đó hình thành các u nang chứa đầy mủ. Tình trạng nhiễm trùng tai giữa nặng có thể lây lan sang các mô khác trong hộp sọ bao gồm não hoặc các màng bao quanh não gây viêm màng não.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm