6 dấu hiệu sớm cảnh báo cơn đột quỵ sắp ập đến, người trẻ tuổi cũng không được chủ quan
Ăn món này 1 lần/tuần, tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ, dễ yểu mệnh / 5 món ăn giúp nuôi dưỡng tử cung, ngừa lão hóa, phòng bệnh phụ khoa hiệu quả
Gặp khó khăn khi nói
Những người gặp tình trạngđột quỵcó thể xuất hiện biểu hiện nói ngọng, nói lắp bắp do môi lưỡi bị tê cứng, miệng khó mở. Trong trường hợp này, người bệnh phải gắn sức mới có thể mở miệng thốt ra lời nói.
Biểu cảm khuôn mặt thay đổi
Người bị đột quỵ thường gặp các biểu hiện bất thường ở mặt như mặt mệt mỏi, miếng méo, nhân trung lệch qua một bên, nếp mũi rũ xuống. Chúng ta có thể thấy người bệnh khi nói hoặc cười có dấu hiệu méo miệng, mặt thiếu cân xứng.
Ảnh minh họa
Mắt có dấu hiệu lạ
Khi máu không thể cung cấp đủ cho tim vào não, bệnh nhân sẽ có cảm giác tối sầm mặt mũi, không nhìn thấy gì sau khi thức dậy. Triệu chứng này có thể mất đi sau vài giây nhưng nếu nó lặp đi lặp lại vài lần thì bạn không nên chủ quan.
Ở tình trạng nghiêm trọng, người gặp bị đột quỵ có thể gặp tình trạng ảo ảnh kép, mắt không thể khép kín, thị lực suy yếu dữ dội hoặc mất thị lực một bên mắt.
Chân tay suy nhược
Khi máu không thể lưu thông, người bệnh có thể gặp phải tình trạng tê mỏi, tay chân khó cử động. Họ không thể tự mình nhấc các chi lên và đi lại cực kỳ khó khăn.
Huyết áp tăng cao
Huyết áp tăng cao có thể phá hủy các dây thần kinh não hoặc làm yếu, rách, vỡ mạch máu và dẫn tới đột quỵ. Ngoài ra, huyết áp cao còn là nguyên nhân dẫn tới cục máu đông cản trở dòng lưu thông máu lên não. Kết quả cũng là dẫn tới đột quỵ.
Tức ngực
Tức ngực là một biểu hiện phổ biến của bệnh tim mạch. Người bệnh thường phải hít một hơi thật sâu để giảm các triệu chứng khó chịu này. Nếu bạn gặp tình trạng tức ngực sau khi tham gia các hoạt động mạnh, gắng sức và thuyên giảm khi được nghỉ ngơi thì đây có thể là triệu chứng do bệnh tim mạch vành gây ra. Nếu đau thắt ngực kéo dài trong vài ngày, hãy cảnh giác vì đây là dấu hiệu cảnh báo khả năng nhồi máu cơ tim.
Một số biện pháp phòng chống độ quỵ
Nguyên nhân gây ra đột quỵ có thể đến từ các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, mỡ máu... Thay đổi chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để phòng ngừa, kìm hãm bệnh phát triển đồng thời ngăn chặn tình trạng đột quỵ xảy ra.
Bạn nên hạn chê các thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh, các thực phẩm chứa nhiều đường. Thay vào đó, hãy tích cực ăn các loại rau củ quả, ngũ cốc. Hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ, thay thế bằng các loại thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể. Nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây tươi, sữa đậu nành...
Ngoài ra, tăng cường vận động chân tay, tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cáo sức khỏe tim mạch, phòng ngừa đột quỵ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn