Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ
3 công thức sử dụng sữa chua làm trắng da / 4 loại trái cây giúp giảm cholesterol không phải ai cũng biết
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là bệnh do virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Nguồn ảnh: Internet
Là bệnh do virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh tay chân miệng trẻ em có thể dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng. Tại Việt Nam, số ca nhiễm bệnh này có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.
Nhận biết trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng
Các dấu hiệu của bệnh tay - chân - miệng ở trẻ rất dễ nhận biết, bao gồm:
Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.
Tổn thương ở da: Rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối...
Một số trẻ có thể đau miệng, bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc...
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh nặng lên, kịp thời điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc.
Các dấu hiệu bệnh nặng
Quấy khóc dai dẳng kéo dài, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ (cứ 15 – 20 phút lại tỉnh giấc, quấy khóc): Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
Sốt cao không hạ - trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol: Các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn - đó là các chế phẩm có Ibuprofen.
Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách
Đa số trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường sẽ có khả năng tự phục hồi trong vòng 7 – 10 ngày, ngoại trừ những trường hợp có kèm biến chứng nặng.
Đối với trẻ mắc tay chân miệng thể nhẹ có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà theo chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên cần đi tái khám theo hẹn để kịp thời phát hiện biến chứng. Hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế, việc chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, giảm thiểu tối đa nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Trong quá trình chăm sóc, có 4 yếu tố bố mẹ cần đặc biệt lưu ý là:
Thực hiện cách ly cho trẻ
Tay chân miệng là căn bệnh rất dễ lây lan ở nơi đông người như nhà trẻ, trường học, nơi công cộng. Vì thế, ngay sau khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần tiến hành cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác và người lớn trong nhà. Không nên cho trẻ đến trường học trong khoảng thời gian từ 10 – 14 ngày kể từ ngày phát bệnh, phụ huynh cũng cần thông báo rõ nguyên nhân tình trạng sức khỏe của trẻ để các trường học có biện pháp theo dõi và giám sát kịp thời.
Người lớn chăm sóc trẻ cũng cần sử dụng khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên để tránh trường hợp lây nhiễm cho những người xung quanh.
Chú ý về chế độ dinh dưỡng
Biếng ăn, chán ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ khi mắc các bệnh tay chân miệng do các vết loét trong miệng gây đau đớn và khó chịu cho trẻ. Vì thế, bố mẹ nên chuẩn bị cho trẻ những thức ăn mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hoá để trẻ có thể ăn được nhiều hơn. Nên cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày và chú trọng đến thành phần dinh dưỡng trong các món ăn để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ.
Bố mẹ nhớ cho hoặc nhắc nhở trẻ uống nước đầy đủ để hạn chế tình trạng mất nước khi mắc bệnh tay chân miệng
Tránh cho trẻ ngậm vú nhựa quá cứng, ăn bằng các dụng cụ có cạnh sắc bén. Hạn chế thức ăn quá nóng, hoặc chua cay vì có thể khiến trẻ càng đau miệng và họng hơn.
Bổ sung thêm lượng nước thích hợp, vì trẻ có nguy cơ mất nước do sốt và biếng ăn. Tuyệt đối không nên kiêng cử gay gắt, nên cho trẻ ăn lại bình thường ngay khi trẻ có dấu hiệu giảm bệnh.
Giữ gìn vệ sinh
Việc giữ vệ sinh cẩn thận cho trẻ và cả người chăm sóc sẽ hạn chế tình trạng bệnh tay chân miệng lây lan ở diện rộng và giúp quá trình điều trị đạt kết quả nhanh chóng hơn.
Trẻ cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, không cần hạn chế tắm rửa khi bị bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, nên cho trẻ tắm trong phòng kín gió cùng xà phòng sát khuẩn.
Các vật dụng sử dụng cho trẻ như bình sữa, dụng cụ ăn uống, đồ dùng sinh hoạt, đồ chơi cần được sử dụng riêng biệt hoặc làm vệ sinh thường xuyên để khử khuẩn.
Quần áo, tã lót cần được thay mới thường xuyên và cần được ngâm với các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.
Bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm mạnh nhất ở tuần đầu tiên, nhưng virus gây bệnh có thể tồn tại trong phân đến vài tháng sau đó. Vì vậy, nên xử lý các chất thải, phân đúng nơi và an toàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện