Đời sống

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ, nguyên nhân và cách phòng tránh

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ.

Đừng dại mà cho 6 loại thực phẩm này vào lò vi sóng, cẩn thận tai họa khó lường / Vỏ trứng đừng vội vứt đi, giữ lại bạn sẽ thấy nhiều điều hay ho

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh đột quỵ được liệt vào danh sách Top 5 bệnh lý gây tử vong hàng đầu trong suốt 1,5 thập kỷ qua (kể từ năm 2000), bao gồm bệnh tim mạch vành, đột quỵ não, phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi và đái tháo đường. Trong đó, đột quỵ não đứng thứ 2 về mức độ nguy hiểm và đã giết chết hàng triệu người mỗi năm trên toàn cầu.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. Khi đó, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

dot quy 1

Nguyên nhân gây đột quỵ là do sự bất ổn của tuần hoàn máu não (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây ra đột quỵ

Có 2 nguyên nhân chính gây ra đột quỵ:

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ (hay còn gọi là nhồi máu não)

Đây là nguyên nhân gây đột quỵ chủ yếu chiếm đến 87% các ca bệnh. Sự hình thành của các cục máu đông trong não, các mảng bám xơ vữa thành động mạch từ việc tích tụ chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.

Những vật cản này khiến việc lưu thông máu bị cản trở gây tắc nghẽn mạch máu não, từ đó dẫn đến nhồi máu não.

Đột quỵ do xuất huyết não
nguyen nhan dot quy 1

Ảnh minh họa.

Đây là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ rất nhanh và cực kỳ nguy hiểm. Các mạch máu não bị vỡ hoặc có sự xâm lấn của máu vào não làm tăng áp lực trong hộp sọ gây tê liệt và giết chết các tế bào não.

 

Đột quỵ do xuất huyết não được được chia làm 2 loại:

Xuất huyết nội sọ: Là tình trạng xuất huyết não do các mạch máu trong não bị vỡ.

Thông thường, xuất huyết nội sọ thường gây ra bởi huyết áp tăng cao đột ngột do bệnh cao huyết áp hoặc do hút thuốc, uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích.

Ngoài ra, loại xuất huyết này còn có 1 nguyên nhân nữa đó là do dị dạng mạch máu não. Áp lực máu tác động lên thành các đoạn mạch máu não bị dị tật thường cao hơn, thành mạch bị mỏng và yếu đi, cuối cùng dẫn đến vỡ mạch máu não và xuất huyết vào não.

Xuất huyết dưới nhện: Là tình trạng xuất huyết do vỡ các mạch máu trên bề mặt não.

 

Đây là tình trạng máu chảy tràn vào khoang dưới nhện giữa não và hộp sọ. Khoang trống này có tác dụng như lớp đệm giúp não tránh bị tổn thương khi có va đập. Khi tình trạng xuất huyết dưới nhện xảy ra, niêm mạc não sẽ bị kích thích làm tăng áp lực gây đau đầu dữ dội, dẫn đến hỏng các tế bào não.

Xuất huyết dưới nhện còn có thể dẫn đến tình trạng co thắt mạch máu não, làm giảm hàm lượng máu đến não là nguyên nhân đột quỵ não.

Cách phòng tránh đột quỵ
dot quqy 3

Ảnh minh họa.

Kiểm soát huyết áp

Điều trị ổn định đái tháo đường

 

Điều chỉnh rối loạn lipid máu

Phát hiện và hỗ trợ kịp thời các bệnh lý tim mạch

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Tập thể dục thường xuyên

Tránh căng thẳng, stress, lối sống lành mạnh, an toàn, kết hợp làm việc với nghỉ ngơi, thư giãn.

 

Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần hoặc tái khám định kỳ hàng tháng đối với các bệnh nhân tăng huyết áp/ đái tháo đường/ bệnh lý tim mạch và các bệnh mạn tính khác để được tư vấn và kiểm soát bệnh tật một cách tối đa.

Cách sơ cấp cứu bệnh đột quỵ
Khi nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ, cần tức tốc gọi cấp cứu 115 ngay. Mỗi phút giây trôi qua với người bệnh đột quỵ đều rất quan trọng nhằm cứu vãn sự sống và giảm nguy cơ thương tật vĩnh viễn, thời gian xử lý cấp cứu lý tưởng nhất là trong vòng 60 phút kể từ lúc triệu chứng bệnh đột quỵ khởi phát.
Trong lúc chờ xe cứu thương đến, chúng ta thực hiện sơ cứu người bệnh đột quỵ theo các cách sau:
Đỡ người bệnh tránh té ngã, va đập.
Nếu người bệnh còn tỉnh táo, đặt họ nằm yên ở tư thế thoải mái nhất, có thể đắp thêm chăn để ngăn nhiễm lạnh.
Nếu người bệnh trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh hoặc bất tỉnh, tốt nhất là đặt họ nằm nghiêng sang một bên để tránh lưỡi tụt xuống họng hoặc chất nôn bít tắc đường thở.
Nếu người bệnh hôn mê kèm thở chậm hoặc ngưng thở, cần nới lỏng quần áo (cà vạt, khăn choàng, dây nịt,…) và thực hiện hô hấp nhân tạo, hồi sức tim phổi.
Lưu ý: Không tự ý di chuyển người bệnh đi cấp cứu, không tự điều trị bằng cách bấm huyệt, châm cứu, cạo gió, dùng thuốc,…. Tuyệt đối không cho bệnh nhân đột quỵ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì vì dễ gây nuốt sặc hoặc ngạt thở.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm