Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm bạn nên biết để chữa trị kịp thời
8 thực phẩm gây nguy hiểm, ngộ độc nếu đưa vào lò vi sóng / 7 thực phẩm có thể gây ngộ độc nếu bạn dùng sai cách
Thực phẩm luôn có một ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người, sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh, không an toàn đều có thể bị ngộ độc. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, phát hiện sớm tình trạng sức khỏe để xử lý kịp thời.
1.Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm
Nguyên nhân chính của việc ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, độc tố vi nấm...).
Ảnh minh họa.
Ngộ độc thực phẩm mùa hè thường do thức ăn nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng), vì mùa hè nhiệt độ cao thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Đặc biệt thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, trứng, cá, sữa là các chất giàu đạm, rất dễ trở thành môi trường tốt cho các vi sinh vật, nhất là vi khuẩn gây bệnh phát triển, và khi đó thức ăn đã biến thành chất độc.
Một số trường hợp thực phẩm có nguy cơ cao gây ra ngộ độc:
- Ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi sinh vật hoặc độc tố vi sinh vật: Ăn thịt gỏi hay thịt cá, và hải sản (sò,trai,nghêu,cua,ghẹ) tươi sống hay chưa chín kỹ; ăn các món có trứng gà chưa hoàn toàn được nấu kỹ; ăn các món gỏi; uống nước trái cây chưa được diệt khuẩn; sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn.
- Ngộ độc do ăn phải thức ăn bị biến chất: ôi thiu, để lâu ngày nên quá hạn sử dụng,...
- Ngộ độc do ăn phải thức ăn mà bản thân thức ăn đã có sẵn chất độc: mầmkhoai tây,cá nóc,nấm độc,cóclạ,...
- Ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm: ăn một số loại rau sống chưa qua sơ chế như cải bruxen, đậu.
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm: Đau bụng
Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm, các sinh vật gây hại có thể tạo ra độc tố gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột. Điều này có thể dẫn đến viêm đau ở dạ dày, làm xuất hiện triệu chứng đau bụng. Tình trạng này thường xuất hiện ở khu vực bên dưới xương sườn và trên xương chậu của bạn.
Những người gặp phải dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cũng có thể bị chuột rút ở bụng. Đó là vì cơ bụng co lại để tăng tốc độ chuyển động tự nhiên của ruột nhằm loại bỏ các sinh vật gây hại càng nhanh càng tốt.
Tuy nhiên, đau bụng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý và tình trạng sức khỏe. Do đó, khi triệu chứng này xuất hiện một mình vẫn chưa đủ để kết luận rằng bạn bị ngộ độc thực phẩm.
Tiêu chảy là dấu hiệu ngộ độc thức ăn
Tiêu chảy là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm phổ biến, chính là tình trạng đi phân lỏng trên 3 lần trong khoảng thời gian 24 giờ. Đây là một triệu chứng trúng thực điển hình, xảy ra khi tình trạng viêm khiến cho ruột làm việc kém hiệu quả trong quá trình tái hấp thu nước và các chất lỏng khác tiết ra trong quá trình tiêu hóa.
Tiêu chảy cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như cảm giác luôn muốn đi vệ sinh, đầy hơi hoặc chuột rút bụng. Tiêu chảy khiến bạn mất nhiều dịch cơ thể hơn bình thường nên sẽ có nguy cơ bị mất nước. Do đó, điều quan trọng là bạn cần bổ sung nước đầy đủ để giữ nước.
Đau đầu là biểu hiện của ngộ độc thực phẩm
Nhức đầu là triệu chứng trúng thực phổ biến do nhiều nguyên nhân bao gồm căng thẳng, uống quá nhiều rượu, mất nước và mệt mỏi. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm có thể khiến bạn mệt mỏi và mất nước, do đó cũng có thể dẫn đến đau đầu.
Mặc dù nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng, nhưng có thể thấy sự mất nước có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não, khiến não mất chất dịch và tạm thời bị co lại. Bạn có thể đặc biệt dễ bị đau đầu nếu vừa bị nôn mửa và tiêu chảy, cả hai đều làm tăng nguy cơ gây mất nước.
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm là mệt mỏi
Chán ăn và mệt mỏi thường là những biểu hiện của ngộ độc thực phẩm. Điều này xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng để chống lại tình trạng nhiễm trùng xâm chiếm cơ thể bạn.
Người có triệu chứng trúng thực thường nôn mửa
Nôn mửa là dấu hiệu tự nhiên thường xảy ra ở những người bị ngộ độc thực phẩm. Điều này xuất hiện khi cơ bụng và cơ hoành co bóp mạnh, khiến bạn phải đưa những chất có trong dạ dày ra khỏi miệng. Đây là một cơ chế bảo vệ xảy ra khi cơ thể bạn cố gắng loại bỏ các sinh vật hoặc độc tố nguy hiểm mà nó phát hiện là có hại.
Trong thực tế, dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường dẫn đến các cơn nôn mửa kéo dài. Sau đó, có người sẽ giảm dần mức độ, có người lại nôn mửa liên tục nhiều hơn. Cách tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh tình trạng nôn mửa gây mất nước.
Ớn lạnh do dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
Ớn lạnh có thể xảy ra khi cơ thể bạn run lên để tăng nhiệt độ cơ thể. Những cơn rùng mình là kết quả của việc cơ bắp hoạt động co bóp và thư giãn nhanh chóng nhằm tạo ra nhiệt.
Thực tế, tình trạng ớn lạnh thường đi kèm với những cơn sốt, vì pyrogens lừa cơ thể bạn nghĩ rằng cơ thể đang lạnh và cần phải làm nóng.
Đuối sức cũng có thể là triệu chứng bị ngộ độc
Đuối sức là triệu chứng phổ biến của tình trạng ngộ độc thực phẩm khác xảy ra do sự giải phóng các chất hóa học được gọi là cytokine. Ngoài ra, tình trạng này khiến bạn ăn ít hơn do mất cảm giác ngon miệng nên sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
Sốt là biểu hiện ngộ độc thực phẩm
Bên cạnh đó, sốt cũng là một trong những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm phổ biến, cho thấy nhiệt độ cơ thể bạn tăng cao hơn 38 độ C. Đây cũng là triệu chứng phổ biến trong nhiều bệnh và xuất hiện như một phần phòng thủ tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng.Buồn nôn do ngộ độc thực phẩm
Buồn nôn do ngộ độc thực phẩm
Buồn nôn là cảm giác khó chịu thường gặp phải do các tình trạng bao gồm đau nửa đầu, say tàu xe và ăn quá nhiều. Buồn nôn do ngộ độc thực phẩm thường xảy ra trong khoảng từ 1 – 8 tiếng sau bữa ăn.
Dấu hiệu nàyxuất hiện như một tín hiệu cảnh báo để cho cơ thể bạn biết rằng đã ăn phải thứ gì đó có khả năng gây hại. Tình trạng này có thể trầm trọng hơn do sự di chuyển chậm của ruột, xảy ra khi cơ thể bạn cố gắng kiềm chế chất độc trong dạ dày.
Đau cơ bắp là biểu hiện triệu chứng trúng thực
Bạn có thể bị đau cơ bắp khi nhiễm trùng do ngộ độc thực phẩm. Điều này xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể đã được kích hoạt, gây viêm. Trong quá trình này, cơ thể bạn giải phóng histamine, một hóa chất giúp mở rộng các mạch máu để cho phép nhiều tế bào bạch cầu đi qua để chống lại nhiễm trùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết