Dấu hiệu trẻ đang bị giun đũa
8 dấu hiệu của cơ thể nhắc nhở bạn cần bổ sung ngay vitamin D / 8 dấu hiệu tố cáo cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng
Nguyên nhân gây bệnh giun đũa
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Giun đũa có tên khoa học là Ascaris lumbricoides. Khác với các loài ký sinh trùng khác, đây là loại giun có kích thước khá lớn, như một con giun cái trưởng thành có chiều dài từ 20 đến 25 cm, giun đực là từ 15 đến 17cm. Giun có màu sắc trắng hay hồng, phần thân tròn còn phần đầu và phần đuôi thì thon nhọn. Vị trí ký sinh của giun đũa là ở ruột non của người.
Khi giun đũa cái đẻ trứng, nếu rơi vào trong đất, sau khoảng hai tuần, trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng giun. Nhiệt độ môi trường bình thường là vô cùng thuận lợi để ấu trùng giun tiếp tục vòng tuần hoàn. Trứng giun chỉ bị tiêu diệt với nhiệt độ từ trên 60 độ C. Chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ... là nguyên nhân gây bệnh giun đũa.
Ngoài ra, trẻ em cũng thường dễ bị nhiễm giun hơn người lớn, trẻ ở nông thôn cũng có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn trẻ ở thành thị. Do trẻ nhỏ thường chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, hay đi chân trần, cho tay vào miệng, nuôi dưỡng trong môi trường nhà trẻ... nên đây là điều kiện dễ lây truyền.
Ở các vùng nông thôn, mặc dù đã có nhiều khuyến cáo, tập quán ăn rau sống, dùng phân tươi bón rau vẫn còn tồn tại. Trứng giun thải ra trong phân không được loại trừ dù cho có rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần. Con đường lây nhiễm tạo thành vòng luẩn quẩn.
Dấu hiệu trẻ bị giun đũa
Bé ăn nhiều nhưng cơ thể gầy
Đối với nhiều bậc cha mẹ, làm thế nào để con mình ăn ngon miệng luôn là một vấn đề nan giải. Vì trẻ khá nghịch ngợm nên thường kén ăn, không chịu ăn no. Nhiều bậc phụ huynh cho sợ rằng con mình không ăn no sẽ bị suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, một số bé thường không kén ăn, ăn ngon miệng nhưng lại không tăng cân, thậm chí hơi gầy. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Lúc này, bạn nên đưa bé đi khám để biết bé có bị nhiễm giun đũa hay không. Giun đũa sẽ lấy đi một lượng lớn chất dinh dưỡng ở trẻ, khiến bé không hấp thụ được nên ngày càng gầy.
Thỉnh thoảng trẻ bị đau vùng rốn
Khi nhiễm giun, trẻ có thể thấy hơi đau ở rốn. Cơn đau sẽ biến mất khi nghỉ ngơi hoặc xoa bóp thì rất có thể đã có giun đũa trong bụng trẻ. Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám xem bé có bị nhiễm giun đũa hay không, từ đó có các biện pháp điều trị tương ứng.
Trẻ nghiến răng vào ban đêm
Một số phụ huynh cảm thấy băn khoăn vì sau khi đi nhà trẻ, bé về nhà thường khó ngủ và hay nghiến răng vào ban đêm. Có người cho rằng điều này là do trẻ bị thiếu canxi. Nhưng sau khi bổ sung canxi, tình hình này vẫn không được cải thiện. Rất có thể bé đang bị nhiễm giun đũa. Ngoài nghiến răng, nếu bé nói con bị ngứa vùng hậu môn, mẹ cũng cần chú ý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh