Đời sống

Đậu phộng nấu chung với thứ này: Da hồng hào, hạ huyết áp, giúp sáng mắt và bảo vệ tim

Đậu phộng được coi là "quả trường sinh" trong Trung y. Đậu phộng rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ chữa được nhiều bệnh.

Món ăn bài thuốc cho người bị bệnh tiểu đường / Cách làm sườn xào chua ngọt cực ngon ngay tại nhà

Tác dụng của đậu phộng

Đậu phộng là món ăn có ở mọi nơi, có thể ăn ở mọi lúc, trong ngày thường hay trên bàn tiệc và có nhiều cách chế biến. Đậu phộng cho ta cảm giác thơm, bùi, ngậy rất hấp dẫn. Nhưng ăn thế nào để tận dụng hết tiềm năng của nó, đặc biệt trong phòng chữa bệnh thì ít ai quan tâm.

Đậu phộng còn được gọi là lạc. Trong hạt lạc chứa nhiều dầu béo, ngoài ra còn có nitơ, tinh bột, cellulose, tro và các vitamin, chất vô cơ... Vỏ hạt lạc có sterol, tanin, flavonoid... Dầu lạc có nhiều acid béo chưa no làm giảm sự lắng đọng cholesterol trong cơ thể. Dùng dầu lạc trong nấu ăn rất thuận lợi cho việc phòng ngừa các bệnh mạch vành, chống lão hóa, làm trơn mịn da. Vỏ hạt lạc xúc tác tạo tiểu cầu, tăng tính đàn hồi vi mạch, có tác dụng cầm máu trong các trường hợp xuất huyết vi thể. Theo Đông y, lạc vị ngọt, tính bình; vào tỳ và phế. Có tác dụng nhuận phế chỉ khái hóa đàm, dưỡng huyết chỉ huyết, kiện tỳ hòa vị nhuận táo, thôi nhũ, lợi niệu, giáng áp thông tiện. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản ho khan ít đàm, thiếu máu, xuất huyết, trào ngược dịch vị, huyết trắng, phù nề, sản phụ sau sinh ít sữa, táo bón, tăng huyết áp, tăng cholesterol. Hằng ngày có thể dùng 50 - 200g.

16121517136430
Ảnh minh họa.

Dưới đây là cách chế biến đậu phộng để thu được hiệu quả dinh dưỡng nhất:

Chuẩn bị

Hạt đậu phộng 60g

Táo đỏ 60g (táo khô thì tốt hơn).

Cách làm

 

Đầu tiên bạn nấu chín hạt đậu phộng với lượng nước vừa đủ

Sau đó thêm táo tàu, đun sôi với nhau một lúc.

Mỗi ngày nấu một lần, có thể ăn thay một bữa cơm trong ngày, ăn cả cái lẫn nước.

Công dụng

Hạ huyết áp, bảo vệ tim, giảm đường huyết, phòng ngừa lão hóa, bảo vệ mắt…

 

Chè đậu phộng nhân: lạc nhân 100g, đậu tương 250g. Các vị cho vào nồi đất (không dùng nồi kim loại), thêm đường cát hoặc đường trắng, nước sôi vừa đủ, đun nhỏ lửa cho đến khi đậu tương vỡ nát, nước nấu cô lại thành dịch đặc màu nâu tro là được, chia ăn nhiều lần trong ngày. Thích hợp cho người viêm thận mạn phù nề, sản phụ ít sữa tắc sữa, tăng huyết áp, táo bón, đái tháo đường, ho khan.

Chân giò hầm đậu phộng: lạc hạt 90 - 100g, chân giò 1 cái. Chân giò làm sạch, chặt khúc; lạc nghiền vụn; thêm gia vị, hầm nhừ. Dùng cho sản phụ tắc sữa ít sữa.

Kiêng kỵ: Người có hàn thấp hoặc tiêu chảy lỏng, lỵ không dùng. Không dùng lạc mốc, có mầm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm