Đậu phụ: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân'
Thực phẩm tốt cho người thức đêm / 5 thực phẩm quen thuộc gây rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ, món thứ 3 rất nhiều người thích
Ngừa bệnh tim mạch: Chất isoflavine trong đậu phụ có thể giúp giảm mức cholesterol xấu LDL. Vậy nên, việc tiêu thụ đậu phụ hàng ngày có thể giúp bạn duy trì cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI) và lượng cholesterol, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Tiêu thụ protein từ đậu phụ thay cho protein động vật còn có thể giúp bạn giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và huyết áp cao. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết bạn nên ăn ít nhất 25g protein đậu phụ mỗi ngày để kiểm soát mức cholesterol.
Giảm nguy cơ bệnh ung thư: Một số nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm đã cho thấy genistein và isoflavone chứa nhiều trong đậu phụ có chức năng chống oxy hóa. Điều này có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Tuy từng có thông tin đậu phụ có thể dẫn đến ung thư vú do isoflavone có cấu trúc hóa học tương tự như estrogen và nồng độ estrogen cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, song nếu bạn tiêu tụ ít hơn 350g mỗi ngày thì việc ăn các sản phẩm từ đậu nành không hề gây ảnh hưởng.
Cải thiện chức năng thận: Protein, và đặc biệt là protein trong đậu phụ, có thể cải thiện chức năng thận và mang lại lợi ích cho những người đang chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Đậu phụ ngoài chứa nhiều protein còn có khả năng giảm nồng độ lipid trong máu nên có tác dụng tích cực với những người mắc bệnh thận mãn tính.
Ngừa tổn thương gan: Một nghiên cứu trên chuột đã cho thấy đậu phụ có thể giúp ngăn ngừa tổn thương gan do các gốc tự do gây ra.
Giảm triệu chứng mãn kinh: Một số nghiên cứu cho rằng tiêu thụ đậu phụ chứa nhiều phytoestrogen và genistein có thể giúp đối phó với triệu chứng mãn kinh như bị bốc hỏa.
Ngừa các bệnh về não: Các nghiên cứu về dân số đã chỉ ra rằng những vùng tiêu thụ nhiều đậu phụ hơn có tỷ lệ rối loạn tâm thần liên quan đến tuổi tác thấp hơn. Một nghiên cứu năm 2017 cũng cho rằng tác dụng của đậu phụ đối với bệnh nhân Alzheimer là tích cực.
Người lớn tuổi và người mắc bệnh thận: Người cao tuổi nếu gặp các vấn đề về tiêu hóa hay thận, không nên ăn quá nhiều đậu phụ, mặc dù mềm, dễ ăn nhưng chúng lại không tốt cho sức khỏe người già.
Vừa khiến hệ tiêu hóa hoạt động ì ạch do quá tải vừa khiến thận suy yếu do chất thải nito dư thừa bên trong thận.
Người thiếu máu, người mắc bệnh tiêu hóa: Quá trình hấp thụ sắt bị rối loạn trầm trọng bởi hàm lượng protein trong đậu phụ, vì thế, người thiếu máu không nên thêm đậu phụ trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.
Ngoài ra, nếu bạn không muốn triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng thêm trầm trọng cũng không nên ăn đậu phụ.
Người thiếu i-ốt: Người thiếu i-ốt tuyệt đối nói không với thực phẩm làm từ đậu phụ, saponin trong đậu phụ sẽ làm giảm quá trình hấp thu i-ốt trong cơ thể, từ đó, gián tiếp làm tình trạng của người bệnh thêm trầm trọng.
Bệnh nhân bị viêm dạ dày: Đậu phụ chứa protein cực kỳ cao, tiêu thụ quá nhiều cùng một lúc không chỉ cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể mà còn kích thích tiết acid dạ dày gây ra tình trạng đầy hơi ở ruột.
Những người có chức năng thận kém: Nếu có vấn đề về thận, bạn nên theo đuổi một chế độ ăn ít protein để không làm tăng gánh nặng cho thận.
Những người bị bệnh gout: Trong chế độ dinh dưỡng của người bị gout thường được khuyên không nên ăn quá nhiều đạm. Trong khi đó, đậu phụ lại là nguồn giàu đạm thực vật, putin,... Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, làm trầm trọng hơn các cơn đau khớp.
Người bị suy tuyến giáp: Được biết, hàm lượng isoflavone cực tốt chống lại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú lại là tác nhân ngăn chăn các loại enzyme sản xuất hoc-môn tuyến giáp, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng nề.
Là một loại thực phẩm phổ biến, đậu phụ có nhiều cách ăn, đậu phụ kết hợp với những thực phẩm sau giúp tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Đậu phụ + Củ cải
Đậu phụ kết hợp với củ cải có thể tránh được chứng khó tiêu. Vì đậu phụ là một loại protein thực vật, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ dễ gây khó tiêu, đồng thời khả năng tiêu hóa của củ cải rất mạnh. Sự kết hợp của cả hai không chỉ giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng của đậu phụ, mà còn không gây khó tiêu.
Đậu phụ + Tảo bẹ
Đậu phụ với tảo bẹ, không chỉ bổ sung nhiều canxi, mà còn bổ sung lượng lớn I-ốt. Tảo bẹ rất giàu i-ốt, kết hợp 2 loại thực phẩm này nấu canh, hương vị vô cùng thơm ngon.
Đậu phụ + thịt và trứng
Ngoài ra, thịt, trứng kết hợp với đậu phụ, có thể cải thiện việc sử dụng protein trong đậu phụ, dinh dưỡng cao hơn một nửa. Vì đậu phụ rất giàu protein, nhưng thiếu methionine, chỉ ăn đậu phụ, tỷ lệ sử dụng protein sẽ rất thấp, do đó kết hợp đậu phụ với thực phẩm thịt và trứng, có thể cải thiện việc sử dụng protein.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao tục ngữ nói: “Bảy mươi tuổi không nên đi viếng mộ”? Lời dạy của cổ nhân chứa đựng giá trị tâm linh sâu sắc
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Em gái tôi vừa đẻ xong, vợ đuổi ra khỏi nhà, thuê cho mẹ con nó nhà trọ, ích kỷ thế tôi bỏ luôn
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Anh trai đòi đuổi vợ chồng tôi ra khỏi nhà vì vợ tôi thờ mẹ đẻ trong nhà nội, nào ngờ chính anh mới là người ê chề xấu hổ