Đời sống

Đậu phụ 'mọc lông' trông như mốc lại bốc mùi khó ngửi nhưng là món đặc sản thu hút thực khách

Thoạt nhìn món đậu phụ mọc lông trông như bị hư. Tuy nhiên, đây được coi là một trong những mỹ thực “trứ danh” của tỉnh An Huy (Trung Quốc).

Người Trung Quốc 'rỉ tai nhau' về đặc sản đắt đỏ, cực hiếm nhưng đại bổ của Việt Nam: Hóa ra là sản vật tiến vua nức tiếng một thời / 7 đặc sản Quảng Ngãi không thể bỏ qua, có món không phải có tiền mà được ăn

Tỉnh An Huy, Trung Quốc nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng, có nhiều món ăn độc lạ, trong đó không thể không nhắc đến đặc sản đậu phụ “mọc lông”. Đây là món ăn khoái khẩu của nhiều người dân đia phương nhưng nó lại khiến khách nước ngoài có chút sợ hãi vì trông như đã bị hỏng, mốc.

Theo đó, bề ngoài của miếng đậu được bao phủ bởi lớp lông tơ dày, dài, trắng, mềm mịn, giống như nấm mốc xuất hiện ở các món ăn bị ôi thiu, hư hỏng. Thậm chí, món đậu lông còn có mùi khó ngửi khiến nhiều du khách e dè, không dám thưởng thức.

Sở dĩ món ăn này có vẻ ngoài như vậy là do trong quá trình lên men đậu phụ, protein thực vật được chuyển hóa thành axit amin, tạo thành những lớp lông tơ trắng mịn như nấm mốc.

Dù là món ăn đơn giản nhưng quá trình làm nên những miếng đậu phụ lông mềm mịn đòi hỏi sự kỳ công và tỉ mỉ. Từng công đoạn đều được thực hiện cẩn thận bởi chỉ cần sơ suất nhỏ cũng có thể làm hỏng toàn bộ món ăn.

Đầu tiên là công đoạn chọn lọc và rửa hạt đậu nành. Sau đó, ngâm đậu trong nước sạch khoảng nửa ngày cho nở ra rồi đem xay nhuyễn với tỉ lệ 2 phần nước - 1 phần đậu.

Bước tiếp theo là lọc bỏ bã đậu, lấy phần sữa đun sôi rồi để nguội. Hỗn hợp sữa đậu sau đó được trộn cùng nước đậu, để chua 3 ngày trước khi cho vào khuôn ép. Đậu phụ sau khi thành hình được cắt thành những miếng nhỏ, xếp ra khuôn.

Người dân An Huy đã sáng tạo món “đậu phụ mọc lông” theo phương pháp truyền thống và lưu giữ công thức qua nhiều thế hệ .

Người dân An Huy đã sáng tạo món “đậu phụ mọc lông” theo phương pháp truyền thống và lưu giữ công thức qua nhiều thế hệ .

Người ta sẽ cấy nấm mốc vào các miếng đậu, sau đó phơi chúng ở ngoài trời trong khu vực lạnh và khô với nhiệt độ dao động khoảng từ 15 – 23 độ C. Quá trình tạo lớp lông tơ cho đậu cũng không hề dễ dàng, ngoài phụ thuộc vào tay nghề lâu năm và kinh nghiệm của người thợ thì còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như thời gian, nhiệt độ, độ ẩm nền.

Tùy khí hậu của từng mùa cùng với cách căn nhiệt độ mà mẻ đậu phụ có chất lượng, màu lông khác nhau. Dựa theo màu sắc thành phẩm mà người dân vùng An Huy đặt tên cho bốn loại đậu phụ lông gồm lông vũ, lông chuột, lông thỏ và lông bông gòn. Lông vũ dài màu tím nhạt, lông chuột ngắn màu ngả xám, lông thỏ ngắn mảnh màu trắng, phần lông dài màu trắng và cuộn tròn như bông gòn gọi là lông bông.

Mùa hè, thời gian làm đậu phụ lông khá nhanh, chỉ khoảng 3 ngày. Nhưng vào mùa đông, phải mất gần 1 tuần mới làm lớp lông mọc lên, phủ đều khắp bề mặt đậu. Sau đó, người ta phơi đậu ra nắng rồi ngâm trong hạt dầu cải để bảo quản món ăn được lâu hơn.

Tuy hình thức dễ khiến thực khách lo ngại nhưng đậu phụ lông là món ăn giàu dinh dưỡng, có lợi cho sự hấp thụ của cơ thể. Đặc biệt, lớp lông bên ngoài cũng làm cho món ăn thơm ngon, giòn xốp hơn khi chế biến.

Đậu phụ lông thường được người dân chế biến thành các món ăn nổi tiếng như đậu phụ om thịt, đậu chiên giòn,… với hương vị lạ miệng, hấp dẫn. Thời điểm lý tưởng nhất để thưởng thức món ăn này là vào mùa đông.

 

Các nhà hàng tại Trung Quốc thường chế biến đậu phụ lông thành các món đơn giản để giữ trọn hương vị như đậu phụ chiên, đậu phụ om. Một số quán vỉa hè có cách sáng tạo hơn, bán đậu phụ lông theo vỉ, xắt nhỏ, trộn bột ớt, muối và rưới chút rượu trắng rồi mang ra phục vụ thực khách.

Với nhiều người lần đầu thưởng thức sẽ không dễ dàng để nếm thử đậu phụ lông. Tuy nhiên, nếu vượt qua nỗi sợ ban đầu thì thực khách không khỏi mê mẩn thứ hương vị hấp dẫn lạ miệng của món ăn “trứ danh” này.

Đậu phụ 'mọc lông' ở Trung Quốc

Món đậu phụ lên men để lâu ngày, tới khi mọc lớp lông mềm bên ngoài mới đem chiên hoặc ăn chung với tương ớt.

Đậu phụ lông là món ăn truyền thống nổi tiếng ở thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Đậu phụ tươi lên men nhân tạo, khiến protein thực vật chuyển hóa thành axit amin, để cho tới khi mọc một lớp lông trên bề mặt rồi mới ăn. Không ít thực khách e ngại khi lần đầu thấy món này. Tuy nhiên, nó là một trong những thức ăn vặt được người Trung Quốc ưa chuộng.

 

Có 4 loại đậu phụ lông được đặt tên theo màu sắc như: lông vũ, lông chuột, lông thỏ và lông bông gòn. Lông vũ dài, màu tím nhạt. Lông chuột ngắn, màu hơi xám. Lông thỏ ngắn, mảnh và có màu trắng. Lông bông dài hơn lông thỏ một chút, màu trắng và cuộn như bông gòn. Tùy vào khí hậu của từng mùa cùng với cách canh chỉnh nhiệt độ mà cho ra mẻ đậu phụ có chất lượng, màu lông khác nhau. Mùa thu, đông, lúc trời trở lạnh, lý tưởng nhất năm để thưởng thức đậu phụ lông vì thời tiết thích hợp để có thể ủ ra món đậu phụ lông ngon nhất.

Điều ấn tượng là món ăn tuy được lên men nhưng không có mùi đặc trưng như đậu phụ thối. Bù lại hương vị tươi mới, thơm dễ chịu nên chỉ cần vượt qua trở ngại về hình thức bên ngoài, bạn có thể chén món này ngon lành. Tại các quán ăn, cách chế biến đơn giản nhất là chiên đậu phụ lông. Sau đó đem om với hành lá, gừng, đường, muối, nước luộc thịt và nước tương. Món này thường dùng khai vị, ăn kèm tương ớt.

Còn hàng ăn vặt trên phố thường bán đậu phụ theo vỉ. Người bán xén thành từng miếng nhỏ cho vào thau, trộn với bột ớt, muối, đồ hộp và rưới thêm chút rượu trắng. Đậu phụ lông trộn mang đủ vị mặn, cay, ngọt, béo, bùi làm cả người lớn lẫn trẻ em đều thích. Tùy khẩu vị của bạn mà điều chỉnh gia vị hoặc ăn không.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm