Đời sống

Đậu phụ vừa ngon vừa bổ nhưng đừng ăn chung với những món này kẻo dễ mang họa vào thân

Đậu phụ ngon, mát, bổ, lại có giá thành rẻ, tuy nhiên món ăn kỵ một số thực phẩm mà bạn nên chú ý.

Mua xe mới xong, tôi phóng về nhà bố mẹ đẻ để khoe, nhưng nghe mẹ nói một câu tôi sợ hãi phóng xe đi ngay / Lá này trước toàn vứt đi, nay lại là hàng hot bán đến 400.000 đồng/kg, người trồng bội thu

Đậu phụ là một trong những nguyên liệu phổ biến trên bàn ăn, không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng. Món ăn rất giàu protein, vitamin và khoáng chất chất lượng cao, được mệnh danh là thịt của thế giới thực vật.

Đậu phụ là sản phẩm từ đậu nành, là nguồn cung cấp protein thực vật dồi dào, thích hợp cho người ăn chay và những người muốn giảm tiêu thụ thịt. Thực phẩm này rất giàu vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, magie, kali, kẽm và phốt pho. Đặc biệt hàm lượng canxi cao trong đậu giúp xương chắc khỏe. Chất xơ trong đậu phụ hỗ trợ tiêu hóa và duy trì sức khỏe đường ruột.

Đậu phụ vừa ngon vừa bổ nhưng đừng ăn chung với những món này kẻo dễ mang họa vào thân - 1

Nên bổ sung đậu phụ vào chế độ dinh dưỡng. (Ảnh minh họa).

Dù đậu phụ có rất nhiều lợi ích nhưng có một số thực phẩm khôngnên ăn cùng đậu phụ, vì sự kết hợp của cả hai có thể gây khó chịu về thể chất, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Mật ong và đậu phụ

Đậu hũ có vị ngọt nhẹ, tính lạnh,có thể thanh nhiệt. Mật ong có vị ngọt, mát, mịn. Hai thứ này ăn cùng lúc rất dễ gây tiêu chảy. Đồng thời, mật ong chứa nhiều loại enzyme, đậu phụ cũng chứa nhiều loại khoáng chất, protein thực vật và axit hữu cơ. Việc ăn cả hai cùng thời điểmdễ tạo ra các phản ứng sinh hóa không có lợi cho cơ thể con người.

Sự kết hợp của mật ong và đậu phụ còncó thể gây khó tiêu. Các ion canxi trong đậu phụ sẽ phản ứng với các chất có tính axit trong mật ong tạo thành các cục khó tiêu, có thể gây chướng bụng, tiêu chảy, đau bụng.

2. Ăn đậu phụ rồi ăn hồng

 

Quả hồng rất giàu axit tannic, canxi trong đậu phụ sẽ kết hợp với axit tannic gây kết tủa, khó tiêu, khó chịu ở đường tiêu hóa. Ăn hồng và đậu phụ cùng nhau sẽ có thể tạo thành calcium tannate dẫn đến sỏi mật, sỏi thận.

Ngoài ra, axit tannic trong quả hồng cũng có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa sắt. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tránh ăn hồng và đậu phụ cùng lúc để đảm bảo quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng diễn ra bình thường.

3. Đậu phụ, rau chân vịt

Ở góc độ bổ sung canxi, hai loại thực phẩm này không ăn được với nhau. Rau chân vịt chứa axit oxalic và đậu phụ chứa canxi. Kết hợp cả hai lại với nhau sẽ tạo ra canxi oxalat, chất này không hòa tan trong cơ thể.

4. Đậu phụ và măng

 

Đậu hũ và măng đều là những thực phẩm có tính hàn, gây lạnh theo quan điểm Đông y. Ăn cả hai cùng lúc dễ gây tiêu chảy. Nếu đại tiện phân lỏng thì ăn đậu phụ vớimăng lại càng không thích hợp.

5. Đậu phụ và hành lá

Đậu phụ rất giàu canxi, trong khi hành lá lại chứa một lượng axit oxalic nhất định. Nếu cả hai ăn chung sẽ kết hợp với nhau tạo thành canxi oxalat khó hấp thu.

Ngoài ra, đậu phụ còn là món ăn có tính lạnh. Người bị lạnh bụng, đau bụng kinh không nên ăn nhiều. Đậu phụ chứa rất nhiều nitơ. Người mắc bệnh tiểu đường và tổn thương thận không nên ăn nhiều để tránh gây quá nhiều gánh nặng cho thận.

Ăn đậu phụ có thể gây ung thư?

 

Mối lo ngại ăn đậu phụ bị ung thư xuất phát từ hàm lượng isoflavone tương đối cao trong thực phẩm này. Đây là hợp chất có nguồn gốc thực vật có cấu trúc tương tự như hormone estrogen.

Sự hiện diện của isoflavone dẫn đến lo ngại rằng đậu nành có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản hoặc khiến nam giới có những đặc điểm nữ tính hơn.

Mặc dù sự thật là isoflavone trong đậu nành có thể có tính chất giống estrogen nhưng thực tế, chúng không đáng kể. Trong khi đó, chúng có đặc tính chống ung thư, chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả.

Một mối lo ngại khác về đậu nành là các chất isoflavone giống estrogen của nó có thể thúc đẩy ung thư vú, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ ăn nhiều thực phẩm đậu nành hơn không có nguy cơ cao hơn, thậm chí có nguy cơ thấp hơn trong việc phát triển ung thư vú so với những người không ăn đậu nành.

Xiao-Ou Shu, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Y Vanderbilt, cho biết quan điểm ăn đậu nành dễ gây ung thư không có cơ sở. Một số nghiên cứu cũng báo cáo tác dụng bảo vệ của đậu nành đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt và phổi. Hiệp hội Ung thư Mỹkhuyến nghị thực phẩm từ đậu nành và các loại đậu như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.

 

Đậu nành có khả năng giảm ham muốn của đàn ông?

Một số người lo ngại đậu nành có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, bao gồm ảnh hưởng đến số lượng hoặc chất lượng tinh trùng, khả năng thụ thai hoặc nồng độ testosterone hoặc estrogen ở nam giới. Tuy nhiên, điều này được cho không có bằng chứng. Trong khi đó, thực phẩm này có lợi cho tim mạch. Một nghiên cứu chỉ ra những người tiêu thụ ít nhất một suất đậu phụ hoặc sữa đậu nành mỗi tuần có nguy cơ tử vong thấp hơn 15-16% so với những người ăn ít hơn một khẩu phần mỗi tháng.

- Video: Những thứ không nên để trong hành lý ký gửi khi đi máy bay. Nguồn: Top List/EVA.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm