Đau xót khi cha mẹ ngược đãi con để dằn mặt nhau
Từng muốn rạch tay tự tử để chồng cũ hối hận / Chồng bất ngờ mang về một đứa trẻ và nói 'đây là con anh'
Những vụ ngược đãi con cái thậm tệ của không ít người làm cha làm mẹ xuất phát với mục đích ban đầu là "dằn mặt" vợ/chồng khi mâu thuẫn vợ chồng xảy ra xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều người đến giờ vẫn hết sức bất bình khi các phương tiện truyền thông đăng tải sự việc một người đàn ông ở Đồng Nai vì xảy ra mâu thuẫn với vợ đã quăng quật con gái hơn 1 tuổi trên giường rồi quay clip gửi cho vợ để dằn mặt.
Vài ngày trước cũng vì giận vợ ôm con bé 20 tháng tuổi bỏ về, một người đàn ông ở Sóc Trăng đã ép con trai lớn 8 tuổi phải uống rượu mặc dù cháu bé đã tha thiết van xin. Trước đó, cộng đồng mạng từng dậy sóng với hình ảnh người cha mất nhân tính đã bỏ đói, giẫm chân lên đầu hành hạ chính con ruột của mình chỉ vì cãi nhau với vợ.
Theo chia sẻ thì vợ chồng có 3 người con, nghề nghiệp không ổn định. Hai vợ chồng ly dị, người chồng nuôi đứa con út nhưng anh ta quen thói trăng hoa, cứ có tiền là "cho gái". Con đói khóc, anh ta lại nhắn tin đòi tiền vợ rồi gửi hình qua cho vợ để tạo áp lực. Anh ta còn nhắn tin thách thức với vợ cũ rằng mình sẽ bỏ đói con và nếu còn tiếp tục khóc sẽ còn hành hạ tiếp. Ngay sau đó, người vợ đã chính thức lên tiếng lý giải vụ việc trên trang cá nhân của mình rằng vợ chồng cãi nhau, chồng chụp những tấm hình vậy để vợ xót mà về.
Chia sẻ với PV về những vụ việc đau lòng này, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thanh Vân (Trung tâm tư vấn tâm lý Phúc Ngân) cho rằng, nguyên nhân để xảy ra những câu chuyện đau lòng này có rất nhiều. Trước hết những hành động này xuất phát từ cảm giác bất lực và không biết làm gì. Khi mâu thuẫn xung đột xảy ra, một trong hai bên không có giải pháp, không biết phải làm thế nào, trong lúc quẫn trí, tiện gì làm nấy và bị chi phối hoàn toàn bởi cảm giác bất lực.
Đặc biệt là những người đàn ông thường nắm được tâm lý của người phụ nữ phần nhiều sẽ vì con mà cho rằng đánh đập, hành hạ con là cách nhanh nhất để người kia xót. Khi đó sẽ trả thù được hoặc sẽ níu kéo được mối quan hệ. Nhưng việc "giải phóng ức chế", cách dằn mặt này vô tình lại đẩy cả người chồng lẫn vợ, thậm chí cuộc hôn nhân đấy vào một căng thẳng, ức chế leo thang hơn chứ nó không giải quyết được những xung đột trong mối quan hệ.
Thứ hai, họ không nhận thức và phân biệt rõ ràng trách nhiệm và phạm vi liên quan của mỗi người và đổ lỗi cho người khác. Hàng loạt những ý nghĩ sẽ xuất hiện như vì mẹ mày, vì mày, vì thế này, vì thế kia nên… Những người đàn ông đánh vợ là những người đang cố tình che đậy cảm giác không kiểm soát được vấn đề, mất kiểm soát suy nghĩ và hành vi. Khi người chồng dùng đến bạo lực, có nghĩa là anh ta đã không tìm thấy được các giải pháp khác để giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng. Giận quá, tức quá, hận quá, trong lúc nhìn thấy con, không kiểm soát được, nhớ về tội lỗi hay hành vi của người kia mà trút giận lên con.
Nỗi đau phía sau sự ngược đãi để dằn mặt nhau
Chuyên gia tâm lý Thanh Vân cho rằng, bản thân những người làm cha/mẹ cho dù là người gây ra trực tiếp hay gián tiếp những bạo hành cho con cái đều không hề cảm thấy được giải tỏa hay thỏa mãn sự tức giận, hận thù của mình mà còn mang thêm sự ân hận, đau khổ cho bản thân và đối phương. Chưa kể hành vi đánh đập dã man đó đã có dấu hiệu hình sự. Cha/mẹ vi phạm về quyền trẻ em, vi phạm pháp luật về xâm hại thân thể có thể dẫn đến bị khởi tố hình sự trong trường họp việc đánh đập gây hậu quả nghiêm trọng.
Ở những vụ cha mẹ ngược đãi này, đau lòng nhất vẫn là ở những đứa trẻ vô tội phải chịu đựng cho những sai lầm, những xung đột, mâu thuẫn của cha mẹ chúng. Ngoài những nỗi đau về mặt thể chất, những vết thương lòng mà những đứa trẻ phải hứng chịu còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Những sang chấn, tổn thương từ những sự kiện mà chúng đã phải trải qua không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thơ của chúng mà còn ảnhhưởng và tác động đến cả quá trình phát triển và cuộc sống sau này.
"Rất nhiều những vấn đề tâm lý được phát hiện là có căn nguyên từ những sự kiện gây sang chấn giai đoạn phát triển và hệ quả của chúng có thể là sự thiếu tự tin, sự bạo lực, chống đối hay những căng thẳng tâm lý sau sang chấn cứ bám theo đứa trẻ suốt cả cuộc đời khiến chúng không có được một cuộc sống bình thường như bao người khác", chuyên gia tâm lý Thanh Vân cho hay.
Hôn nhân không phải là đích đến mà là một quá trình. Là người làm cha làm mẹ đừng vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống mà tự đẩy cuộc hôn nhân của mình vào bi kịch không lối thoát. Cũng cần phải tách bạch con cái ra khỏi những vấn đề của cha mẹ. Đừng để cho thế giới của trẻ sai lệch đi vì những sai lầm của người lớn.
Để tránh những điều đáng tiếc, các cặp vợ chồng nên thỏa thuận với nhau về phạm vi giải quyết các mâu thuẫn. Đâu là chuyện của riêng hai vợ chồng, đâu là những vấn đề liên quan đến các mối quan hệ khác. Kiểm soát suy nghĩ, hành vi và tìm cách giải quyết mâu thuẫn bằng các giải pháp tích cực, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến con cái. Nói chuyện riêng, thẳng thắn trao đổi, giải tỏa cảm xúc, nhờ người có kiến thức, chuyên môn, uy tín can thiệp… là những điều mà các cặp vợ chồng nên nhớ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn