Đời sống

Đây chính là kiểu người đáng sợ nhất trên đời, 10 người hết 9 người đều sợ gặp phải

Người đáng sợ nhất trên đời không phải kẻ tiểu nhân hay kẻ ác mà chính là những người vô minh, mù quáng.

Nếu đang gặp bế tắc trong cuộc sống, hãy làm ngay 6 điều này / Top con giáp tiền nằm trong tầm tay, muốn bao nhiêu có bấy nhiêu vào 35 ngày tới

Khi khổ, người ta thường đổ lỗi cho các nhân tố bên ngoài, đổ lỗi cho hoàn cảnh: tại người này làm cho tôi khổ, tại người kia làm cho tôi khổ, tại hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh xã hội v.v... Thế nhưng tại sao có người sống trong hoàn cảnh tốt mà tâm vẫn khổ, có người sống trong hoàn cảnh xấu mà tâm vẫn an vui?

Cùng một hoàn cảnh giống nhau mà người vui ít khổ nhiều, ngược lại người khổ nhiều vui ít. Từ ngàn xưa cho đến nay, con người luôn tìm cách tác động vào thế giới, thay đổi hoàn cảnh, nhưng chưa ai hoàn toàn hạnh phúc, hoàn toàn mãn nguyện trên cuộc đời này.

Đức Phật dạy, vì vô minh, phiền não mà con người phải khổ. Do không sáng suốt, nhận thức sai lầm, không đúng sự thật về các pháp, bản chất các sự vật hiện tượng trong đời sống, không hiểu duyên sinh nhân quả, từ đó sinh khởi các phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến…, dẫn đến khổ đau.

Ảnh minh họa.

Câu chuyện cười dân gian sau đây rất đáng cho ta suy gẫm: “Có một ông nhà giàu đi ăn giỗ. Sau khi ăn uống no say, thấy bánh ít nhà đám ngon quá, ông muốn mang về nhà ăn nữa, nhưng sợ bị gia chủ cho là mình tham ăn. Ông bèn lấy mấy cái bánh đưa cho người hầu rồi nháy mắt ra hiệu, ý bảo người hầu bỏ vào giỏ mang về cho ông. Người hầu không hiểu ý, cứ ngỡ là ông cho mình bèn ăn hết sạch.

Trên đường về nhà, ông nhà giàu đi trước, người hầu lẽo đẽo theo sau. Ông nhà giàu gõ đầu người hầu mắng:

- Tao đâu phải là tù binh mà mày đi sau áp giải.

Người hầu nghe chủ quở bèn tiến lên đi song song với ông. Ông lại quát:

- Tao với mày là bạn bè ngang vai ngang vế hay sao mà mày đi ngang hàng với tao?

 

Người đầy tớ sợ quá bèn đi vụt tới trước. Ông nhà giàu lại đá vào mông cậu ta và mắng:

- Mày là cha tao hay sao mà đi trước mặt tao?

Người hầu bối rối chẳng biết phải đi làm sao cho đúng, bèn vòng tay thưa:

- Xin ông dạy con phải đi như thế nào ạ?

Lúc này lửa sân trong ông nhà giàu cháy bùng lên:

 

- Bánh của tao đâu?”.

5_25416cochpa

Ông nhà giàu có thái độ cư xử như thế là do người hầu đi không đúng phép hay do người hầu ăn bánh của ông? Ai cũng thấy rõ, ông nhà giàu tham lam rồi sinh ra sân si nên mới có hành vi như thế.

Câu chuyện vui nhưng rất đáng suy gẫm. Đôi khi mình không thấy được nguồn gốc của những phiền não khổ đau trong tâm mình (giận hờn, bất mãn, oán hận, lo lắng, buồn phiền…). Mình cứ đổ lỗi cho người này người kia, đổ lỗi cho điều này điều nọ, ít khi mình nhìn thấy trách nhiệm của mình. Vì tham, sân, si, vì lòng tự tôn hoặc tự ti, tự ái, vì lòng ích kỷ v.v... mà mình có thái độ, cách hành xử, có lối sống không hay không đẹp, hoặc tự mình làm mình khổ, nhưng mình lại không thấy điều đó.

Nếu mình nhìn sự vật, sự việc, hay nhìn người khác với cái tâm kỳ thị, ganh ghét, đố kỵ, với cái tâm đầy thành kiến, giận hờn thì mình không thấy được sự thật, không biết rõ, hiểu rõ những gì mình đang thấy, đang nghe, đang tiếp xúc. Nếu nhìn người khác với cái tâm vẩn đục phiền não cấu uế như thế, thì mình thấy ai cũng xấu xa, đáng ghét cả, thấy ai cũng lầm lỗi, ai cũng ngu dốt dù thực tế họ rất dễ thương, họ có nhiều điểm đáng yêu đáng quý, họ có nhiều điều hay đáng cho mình học hỏi. Nếu nhìn người khác với cái tâm tham sắc (thấy người ta đẹp nên mình mê), tham tài (thấy người ta giàu nên mình thích), với cái tâm vị kỷ vị thân (vì là bà con quyến thuộc, vì là bạn bè với mình nên mình thương, mình quý trọng), thì mình sẽ không thấy được cái xấu, cái dở của họ.

Do không thấy rõ bản chất của con người, sự vật, sự việc mà mình có những suy nghĩ, hành động sai lầm. Vì không biết rõ con người mình, không biết rõ cái tâm của mình nên có những suy nghĩ và hành động sai lầm, gây ra nỗi khổ cho mình và người khác.

 

Có nhiều người than vì nghèo nên khổ, nhưng khi có cơ hội vươn lên (nhờ sự giúp đỡ của người khác) trở nên giàu có khá giả, họ cũng chẳng có niềm vui và hạnh phúc, thậm chí họ còn khổ hơn. Do ông trời chăng? Do thần linh chăng? Do định mệnh chăng? Tất cả đều không phải.

Do không hiểu tâm mình, không thấy nguồn gốc cái khổ của mình nên người ta đổ thừa cho người khác, đổ thừa cho thần linh, đổ thừa cho số phận, định mệnh. Khi còn những tập khí (thói quen, nghiệp) như ham vui, lười biếng, thích hưởng thụ, cờ bạc rượu chè, hút xách, sắc dục, thì dù đi đến đâu họ vẫn nghèo vẫn khổ; chẳng chóng thì chầy cũng rơi vào chỗ bế tắc, phá sản. Khi ấy, để “chạy tội”, tự bào chữa, biện hộ, hoặc do không hiểu mà họ cho rằng tại ông trời, tại thần linh, tại năm tuổi, vận hạn, tại gặp thời vận không may, tại cái này cái nọ…

Thêm 1 câu chuyện về sự vô minh của con người giúp chúng ta cảnh tỉnh:

Con gái đòi bố mẹ chia tài sản

Ở quê tôi có một gia đình giàu có, sinh được ba người con gái. Tình cảm của ba chị em gái rất gắn bó, đi học, về nhà, đọc sách hay đi ngủ, lúc nào cũng có nhau. Lối cư sử ấy trở thành giai thoại trong làng.

 

Sau khi lớn lên, các cô gái lần lượt đi lấy chồng, hai cô chị vẫn sống cùng nhau, tình cảm vẫn gắn bó thân thiết. Chỉ có cô thứ ba lấy chồng xa, được gả cho một người làm kinh doanh.

Được vài năm, chồng của người em kinh doanh không thuận lợi, nợ nần chồng chất. Một hôm, cô em trở về nhà đề nghị bố mẹ phân chia tài sản cho mình một phần. Người mẹ nghe vậy bị sốc, suýt chút nữa ngã quỵ.

Hai người chị mắng em bất hiếu nhưng cô em làm ầm lên, nói mình không sớm thì muộn cũng sẽ được chia gia sản, bây giờ là lúc khó khăn, cô ta muốn lấy tiền trước có gì là sai?

Trước sự cố chấp của con gái, song thân phụ mẫu cuối cùng cũng đồng ý phân chia toàn bộ gia sản làm 3 phần.

Người con út vẫn chưa bằng lòng, nói phải chia làm 4, mình lấy 2 vì hai chị không phải trả nợ, chồng các chị đều kiếm ra tiền và có của ăn của để, còn chồng mình đang nợ nần, lẽ nào cả nhà thấy chết mà không cứu? Không lo cho cô ta không có chỗ dựa?

 

Hai người chị nghe xong cảm thấy buồn vô hạn. Họ không quan tâm đến số tài sản kia mà chỉ thất vọng về cô em gái đã trở nên quá thực dụng và không còn biết đến đạo lý.

Thế nhưng vì được bố mẹ nuông chiều, lại khóc lóc và đòi tuyệt thực nếu không được đáp ứng yêu cầu nên cuối cùng, mọi người đành làm theo lời cô ta.

Sau khi cô em út mang số tài sản được chia đi, hai người chị bắt đầu xa lánh em và dần dần đối xử với em như người xa lạ.

Có thể nói, cô em út vì tài sản mà cắt đứt duyên phận với gia đình.

Duyên phận giữa người với người, có thể sâu sắc, cũng có thể nhạt nhòa, có thể dài hoặc ngắn, có thể biến thành thiện duyên hay ác duyên, hoàn toàn do cái gọi là vô minh quyết định.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm