Đây chính là "thần dược" giúp cả đời khỏe mạnh, sống thọ và không lo ung thư tim mạch
Đây là loại rau bổ dưỡng, giàu vitamin gấp 10 lần củ khoai lang, vô cùng tốt cho sức khỏe / 4 thói quen buổi sáng tàn phá sức khỏe của bạn, nhất là điều thứ 2 cẩn thận kẻo thiệt mạng
Tỏi tên khoa học Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Trong củ tỏi có chứa 0,10 - 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh (S).
Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng trong tỏi tươi không có alicin ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin) - chất này chịu tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã giập mới cho alicin.
Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng... đặc biệt là selen.
Y học phương Đông ghi về tỏi như sau: vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm...
Ảnh minh họa
Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao. Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập các vùng có khí hậu khắc nghiệt để nghiên cứu thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật.
Theo danh y Tuệ Tĩnh trong cuốn Nam dược thần hiệu thì tỏi có tính ấm, hơi độc, công dụng tiêu thức ăn, chữa mụn nhọt, tả, lỵ. Ăn nhiều tán khí hại người.
Trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi có ghi: Tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc vào 2 kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tẩy uế, chữa tả, lỵ, hạch phổi, tiêu nhọt, tiêu đờm, bụng chướng, đại tiểu tiện khó khăn, thông khiếu... Những chứng âm hư, nội nhiệt, thai sản, đau mũi, răng, cổ lưỡi, viêm thận thì không nên dùng.
Qua nghiên cứu phân tích cho thấy, rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh
Các bệnh xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp...).
Bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản...).
Bệnh tim mạch (tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch).
Bệnh đường tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng).
Cho tới năm 1983, các nhà y học Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là: các bệnh trĩ, bệnh đái tháo đường và nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao và không gây phản ứng phụ.
Tác dụng của rượu tỏi
Trong tỏi có chứa 3 hoạt chất chính là allicin, liallyl sunfid, ajoen. Trong đó allicin là hoạt chất mạnh nhất. Allicin là một kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Ngoài ra trong tỏi còn chứa canxi, phốt pho, selen, vitamin B6, vitamin C và mangan. Rượu tỏi có tác dụng như sau:
Diệt khuẩn: Đối với một số bệnh do vi khuẩn gây nên như lỵ trực trùng, thương hàn, viêm phổi, viêm màng não... thì rượu tỏi có tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn.
Ngừa ung thư: Rượu tỏi chống oxy hóa mạnh, trung hòa các gốc tự do là những chất làm hư hại tế bào, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các khối u ác tính. Trong tỏi chứa nhiều germanium. Hiện tại, các nhà khoa học đang nghiên cứu germanium làm một tác nhân hóa trị liệu chống ung thư. Germanium còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của các bệnh nhân ung thư.
Làm giảm mỡ máu: Rượu tỏi làm giảm mỡ máu bằng cách giảm sự hấp thu LDL-cholesterol (cholesterol xấu) qua niêm mạc ruột và tăng sự đào thải cholesterol, giảm lượng cholesterol máu và lượng cholesterol bám trên thành mạch máu. Có hiệu quả trong việc ngăn chặn cao huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột qụy.
Cách ngâm rượu tỏi
Dùng 300 g tỏi, bóc vỏ và xắt lát mỏng, ngâm trong 600 g rượu trắng khoảng 40 độ. Sau 2 tuần lấy rượu ra dùng, liều mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 15 đến 20 giọt. Nếu điều trị huyết áp, sau khi sử dụng khoảng 2 hoặc 3 tuần nên theo dõi huyết áp để giảm dần liều xuống liều duy trì.
Cũng theo dược sĩ Mạnh, khi được cắt mỏng hoặc đập dập, dưới sự xúc tác của phân hóa tố anilaza, chất aliin có trong tỏi sẽ biến thành allicin. Do đó, khi ngâm rượu thì tỏi nên cắt nhỏ hoặc càng đập nát hoạt tính càng cao. Để nguyên tép tỏi để ngâm rượu hoặc giấm sẽ ít có tác dụng hơn là làm nát.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo