Đời sống

Dạy con không cần đòn roi

Với một số chiêu dưới đây bạn có thể dạy con mà không cần sử dụng đòn roi đâu nhé.

7 bí quyết dạy con nhanh biết nói / 4 cách giúp bạn dạy con ngoan không cần roi vọt

Mối nguy hại khi dạy con không đúng cách

Dạy con không cần đòn roi

Ảnh minh họa.

Quát mắng, đòn roi là phương pháp giáo dục được phụ huynh lựa chọn nhiều nhất khi... bất lực với con cái. Phương pháp này nếu sử dụng có tiết chế, lựa chọn đúng thời điểm và tình huống cũng như đảm bảo tính chất “đánh đòn cho tỉnh, mắng cho ngộ ra” thì sẽ mang lại hiệu quả trong việc giáo dục con.

Tuy nhiên, theo Thstâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung: “Việc quát mắng, đánh đòn con vô tội vạ, mọi lúc mọi nơi của các bậc phụ huynh sẽ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn”.

Còn theo chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ: “Ở lứa tuổi 0-6, trẻ rất dễ bắt chước người lớn. Vì vậy khi thấy người lớn làm như thế nào thì trẻ làm giống như thế”.

Trường hợp cha mẹ của trẻ là người dễ nóng giận, thường la mắng rồi đánh con thì trong tương lai con của họ có thể dùng những cách ứng xử “copy” từ cha mẹ để giải quyết những vấn đề mình gặp phải.

Bà Huệ giải thích lứa tuổi 0-6 là giai đoạn trẻ đang trong quá trình học hỏi để xử lý các tình huống, giải thích các sự kiện, trình bày các vấn đề. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không kiên nhẫn nghe con giải thích, không tạo cơ hội để con trình bày, giải quyết vấn đề mà vội la mắng, đánh con; sau này đứa trẻ lớn lên sẽ không biết giải quyết rắc rối trong hòa bình, mà thường dùng hành động. Ví dụ, trẻ sẽ đánh bạn khi bạn lấy đồ chơi.

 

Bà Nhung cho biết thêm khi phụ huynh thường sử dụng bạo lực với con, với những đứa trẻ nhạy cảm sẽ trở nên thiếu tự tin vào bản thân, mặc cảm với chính mình; với trẻ có khí chất nóng nảy có thể trở nên hung hăng, dễ cáu giận và có xu hướng tái hiện những điều mà bản thân đã trải qua với người khác. Cá biệt có những trường hợp nặng, trẻ sẽ dẫn đến trầm cảm.

Cách dạy con không đòn roi

Nếu trẻ vẫn không nghe, hãy giải thích

Hãy nói chuyện với con như một người lớn, giải thích tại sao con lại mắc lỗi và tại sao lại bị phạt. Cha mẹ có thể đưa ra các lựa chọn: sẽ bị cắt giảm tiền tiêu vặt hoặc sẽ phải rửa chén đĩa trong một tuần. Hãy để trẻ có quyền lựa chọn ngay cả khi con phạm sai lầm thay vì phạt chúng đứng một góc trong thời gian dài để suy nghĩ về hành vi. Cố gắng truyền đạt và tìm ra hướng giải quyết giúp con sửa sai.

Biến việc trẻ không muốn làm thành một trò chơi

 

Thật dễ dàng khi yêu cầu trẻ làm gì nếu biến điều đó thành một trò chơi. Buổi sáng nếu con chưa chịu thay đồ đi học, cha mẹ có thể thử một trò chơi, ví dụ đố con rằng: “Xem con có thể mặc quần áo khi nhắm mắt hay không?” Trẻ con thường rất thích chơi. Do đó, chúng sẽ thực hiện các công việc buổi sáng nhanh hơn mà không cần đến những lời la mắng giục giã của cha mẹ.

Thời gian chịu phạt

Thời gian chịu phạt được tính theo phút, trong đó mỗi tuổi là một phút. Khi trẻ đã ngồi lại một chỗ, bố mẹ hoặc người thân nên rời khỏi khu vực này, không nói chuyện hay chú ý đến trẻ. Nếu trong thời gian chịu phạt, trẻ bỏ đi chỗ khác, hãy yêu cầu con quay lại vị trí cũ và tính giờ lại từ đầu. Sau đó, tiếp tục giữ khoảng cách và không trò chuyện với trẻ.

Nhiều trường hợp, trẻ sẽ la hét, khóc, đập phá đồ đạc khi bị phạt nhưng cha mẹ cần giữ bình tĩnh, phớt lờ những tín hiệu tiêu cực này. Khi thấy người lớn không phản hồi, trẻ sẽ hiểu rằng phải nghe lời.

Một số trẻ không thể ngồi yên tại một vị trí và thường đòi đi vệ sinh, uống nước. Tuy nhiên, vì thời gian time-out tương đối ngắn nên phụ huynh có thể phớt lờ những nhu cầu này của trẻ. Nếu bạn đồng ý, trẻ sẽ lợi dụng việc đi vệ sinh, uống nước để hủy bỏ hình phạt. Nếu trẻ thật sự cần đi vệ sinh, bạn có thể tính thời gian time-out lại từ đầu.

 

Các chuyên gia cho rằng hiệu quả của biện pháp time-out sẽ giảm dần đến năm 7 tuổi. Sau độ tuổi này, bố mẹ vẫn có thể sử dụng phương pháp trên nhưng mở rộng không gian phạt. Ví dụ, yêu cầu trẻ trở về phòng tự suy nghĩ trong thời gian lâu hơn.

Hãy xem lại lý do bạn nổi giận

Nếu sau tất cả bạn vẫn không "trị" được đứa con của mình. Nếu bạn vẫn tiếp tục la mắng hoặc sử dụng đòn roi với con, hãy cố gắng tìm hiểu xem tại sao con lại phản ứng như vậy. Nếu bạn đang la hét vì tức giận, hãy học cách để bình tĩnh lại. Điều này sẽ giúp bạn làm gương cho con về việc kiểm soát được cảm xúc của mình. Những trẻ ăn vạ, la hét khi bị la mắng có xu hướng là bố mẹ chúng cũng là người thích la hét và áp dụng những cách dạy con nghe lời tiêu cực.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm