Đời sống

Đây là nhóm người có nguy cơ mắc ung thư miệng cực cao, hãy biết cách phòng tránh ngay

Đây là nhóm người có nguy cơ mắc ung thư miệng cực cao hãy tránh ngay kẻo hối hận chẳng kịp.

Những điều bạn phải biết trước khi uống nước râu ngô / 6 điều bạn tuyệt đối không nên làm khi bụng đói

Ung thư miệng hay còn gọi là ung thư khoang miệng là loại có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng: lưỡi, lợi, môi, má, sàn miệng, vòm miệng...

Ung thư miệng là loại ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới, xếp thứ 4 trong các ca ung thư ở nam và thứ 8 trong các ca ung thư ở nữ. Ung thư miệng có nguy cơ rõ rệt đối với người ở độ tuổi sau 40, gặp nhiều nhất là ở độ tuổi 60 - 70. Càng ngày người ta thấy tỷ lệ ung thư miệng trong cộng đồng càng tăng dần lên, đặc biệt với người trẻ. Trên thế giới hàng năm, người ta ước tính có khoảng 500.000 trường hợp mắc ung thư mới và có khoảng 1,5 triệu người đang sống chung với bệnh ung thư miệng.

Ảnh minh họa.

Ung thư khoang miệng đang tăng nhanh

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Hoa Kỳ (CDC), là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư cổ và những loại ung thư liên quan đến đầu và cổ, được gọi là nhóm ung thư miệng - hầu.

Trong giai đoạn 2008-2012, có khoảng 39.000 người được chẩn đoán mắc phải ung thư do gây nên mỗi năm tại Mỹ. Trong đó, 59% bệnh nhân là nữ giới và 41% là nam giới, theo báo cáo của Đại học Florida, Hoa Kỳ.

Trong khi các phương pháp thử nghiệm và phương pháp xét nghiệm Pap giúp giảm tỷ lệ ung thư cổ tử cung, thì tỷ lệ ung thư khoang miệng bắt đầu tăng lên.

 

Theo Giáo sư Erich Sturgis tại Trung tâm Ung thư MD Anderson, Đại học Texas, Hoa Kỳ: "Ngày nay, ung thư cổ họng do virut gây nên ở nam giới nhiều hơn ung thư cổ ở nữ giới".

Điều đáng sợ là nhiều loại ung thư không gây nên bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi chúng di căn trong cơ thể. Hiện nay, không có phương pháp xét nghiệm chẩn đoán ung thư khoang miệng do HPV.

Trong khi đó, đối với bệnh ung thư cổ tử cung, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm Pap để chẩn đoán. Cách duy nhất để phòng tránh bệnh là sử dụng vaccine nhưng đối với người đã nhiễm bệnh (thường những người trên 26) thì vaccine không thể giúp ích.

Theo CDC, mỗi năm có khoảng 11.600 người tại Mỹ được chẩn đoán mắc phải ung thư khoang miệng do gây nên.

Nguyên nhân gây ung thư miệng

 

Nguyên nhân gây ung thư miệng chủ yếu là do: hút thuốc lá, uống rượu trong thời gian dài, niêm mạc miệng thường xuyên bị kích thích bởi vật nhọn như răng hoặc đôi khi là xương cá đâm vào, niêm mạc miệng bị tác động do ăn trầu thuốc sau một thời gian dài. Ngoài ra, ánh nắng là yếu tố quan trọng gây ung thư môi.

Vaccine nên được tiêm phòng khi còn nhỏ

Các chuyên gia cho biết họ chưa thể giải thích nguyên nhân vì sao ung thư khoang miệng lại đang gia tăng nhanh chóng. Nguyên nhân có thể là nhiều người sợ lây nhiễm HIV hoặc mang thai và thói quen tình dục qua đường miệng càng trở nên phổ biến hơn từ những thập niên 80.

Giáo sư Erich Sturgis cho biết: "Về lý thuyết con người dễ dàng mắc phải bệnh truyền nhiễm trong khoang miệng nếu họ có thói quen hôn sâu. Không giống như bệnh HIV có thể lây qua đường máu và tinh dịch, có thể lây lan qua các dịch nhờn ở màng nhầy niêm mạc trong miệng, cổ họng và tuyến sinh dục. "Lượng virut nhiều nhất được tìm thấy trong cổ tử cung. Do đó, nam giới quan hệ bằng đường miệng với nữ giới có nguy cơ rất cao nhiễm những loại virut này".

Nhóm nghiên cứu tại MD Anderson và nhiều nhóm nghiên cứu khác trên thế giới đang tìm kiếm phương pháp vaccine cho những đối tượng lớn tuổi hơn có nguy cơ cao nhiễm virut HPV.

 

Các nhà khoa học cho biết rằng trên thế giới có rất ít các chuyên gia tập trung vào vùng đầu và cổ. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia và nha sĩ trên thế giới, chỉ riêng nước Mỹ có khoảng hơn 200.000 bác sĩ. Do đó, nếu các nha sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cho con em tiêm phòng virut từ nhỏ thì nguy cơ nhiễm virut sẽ giảm đi đáng kể.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm