Đây là thiết bị "ngốn điện" bậc nhất trong nhà, gấp 5 lần tủ lạnh, nhiều người không để ý
Sai lầm khi lắp đặt điều hòa nhiều gia đình mắc phải, vừa tốn điện vừa ảnh hưởng sức khỏe / Đóng cửa kín bật điều hòa hóa ra sai sách: Đây mới là cách dùng không lo tốn điện, hại người
Lý do khiến bếp điện ngốn điện hơn tủ lạnh
Trong mùa hè, hầu hết các hộ gia đình đều phải đối mặt với việc tăng cao hóa đơn tiền điện. Nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng thiết bị tiêu thụ nhiều điện nhất là tủ lạnh, vì nó thường hoạt động liên tục suốt 24 giờ.
Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy, mà thiết bị tiêu tốn nhiều điện nhất chính là bếp điện. Tiếp theo sau bếp điện là bình nóng lạnh dung tích 20 lít khi hoạt động suốt ngày, sau đó mới đến máy tính để bàn, tivi, nồi cơm điện...
Ảnh minh họa
Nếu tính toán cho một chiếc bếp điện đôi với 2 vùng nấu, công suất của mỗi vùng là 2000W, tổng công suất của bếp là 4000W. Trong ngày, gia đình thường sử dụng bếp để nấu 3 bữa ăn chính, đôi khi chỉ 2 bữa, với tổng thời gian trung bình từ 45 đến 60 phút mỗi lần và sử dụng cả 2 vùng nấu ở mức công suất cao nhất. Vì vậy, mỗi tháng, gia đình sẽ tiêu thụ khoảng 190 kWh điện để sử dụng bếp điện.
Trong khi đó, một chiếc tủ lạnh hai cánh lớn hoạt động liên tục suốt 24 giờ chỉ tiêu thụ khoảng 75 kWh điện mỗi tháng. Từ đó, có thể thấy rằng, bếp điện chỉ được sử dụng trung bình khoảng 3 giờ mỗi ngày, nhưng lại tiêu tốn điện gấp 4, đôi khi gấp 5 lần so với một chiếc tủ lạnh lớn.
Lưu ý khi dùng bếp điện để tránh lãng phí
Hạn chế sử dụng bếp điện liên tục
Hạn chế sử dụng bếp điện liên tục: Việc sử dụng bếp điện ở mức nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể gây quá tải điện, làm nứt mặt bếp và gây hỏng hóc các dụng cụ nấu nướng. Để đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ của bếp điện, người dùng nên hạn chế sử dụng bếp liên tục trong thời gian dài. Thay vào đó, hãy cho bếp có thời gian nghỉ ngơi giữa các lần sử dụng.
Không đặt bếp gần tường
Đặt bếp quá gần tường có thể che khuất quạt tản nhiệt của bếp và hạn chế sự lưu thông của không khí, dẫn đến tình trạng quá nhiệt. Trong trường hợp này, độ ẩm và mốc có thể tích tụ bên trong bếp do quá trình nấu nướng, gây ra sự hỏng hóc, chập mạch điện và làm giảm tuổi thọ của bếp.
Vệ sinh bếp thường xuyên
Nhiều gia đình thường bỏ quên công việc vệ sinh bếp điện, từ đó khiến bếp hoạt động kém hiệu quả đồng thời ảnh hưởng tới thẩm mỹ căn bếp. Phần dầu mỡ hay thức ăn thừa bám lại trên mặt bếp thậm chí còn có thể khiến bếp bị rạn nứt khi hoạt động ở nhiệt độ cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết