Đời sống

Đi họp lớp, lớp trưởng hỏi lương tôi bao nhiêu, tôi nói 70 triệu/tháng: Về nhà phát hiện bị 5 người trong lớp block

Sự thật chứng minh đôi khi kiêu ngạo quá cũng không phải là điều tốt.

Những người không nên ăn ổi bởi 'càng ăn càng hại' / Sai lầm khi uống sữa đậu nành có thể gây ngộ độc, thậm chí 'rước bệnh vào thân'

* Dưới đây là tâm sự của Mạc Quân (35 tuổi, đến từ Thẩm Quyến, Trung Quốc) trên trang Sohu về lần đi họp lớp gần nhất của mình.

Cách đây không lâu, lớp trưởng lớp cấp 3 của bọn tôi bỗng "trồi lên" trong nhóm lớp. Anh ta hào hứng cho biết vì cả lớp đã lâu không tụ tập nên anh ta sẽ đứng ra làm chủ trì tổ chức một buổi họp lớp. Mỗi người đóng 500 tệ (khoảng 1,8 triệu đồng), thừa thì trả lại, thiếu thì đóng thêm.

Các thành viên trong lớp nghe vậy cũng đồng ý ngay. Quả thực từ khi ra trường, lớp bọn tôi chẳng mấy khi sum họp được đầy đủ. Chắc bởi vậy nên lần này, trừ một vài người vướng lý do bất khả kháng, gần như tất cả mọi người đều tham gia họp lớp hết.

Trong bữa ăn, mọi người trò chuyện sôi nổi, chủ đề trải dài từ công việc đến cuộc sống, từ cuộc sống đến gia đình. Tôi cũng không ngoại lệ, đáp người này một câu, hỏi người nọ một câu, luôn mồm luôn miệng.

Sau một hồi ăn uống no say, cuộc trò chuyện càng vào guồng. Một số người bắt đầu khoe khoang về việc họ đang ăn nên làm ra như thế nào, trong khi một số khác hăng say than vãn, kể khổ.

Lúc này, lớp trưởng đột nhiên hỏi tôi: "Giờ một tháng cậu kiếm được bao nhiêu?".

Tôi nói, "Cũng tàm tạm, hơn 20.000 tệ (khoảng 70 triệu đồng)".

Mọi người đột nhiên im lặng, tôi có thể thấy rõ bầu không khí chợt trở nên đầy ngượng ngập. Nhưng vì không muốn tỏ ra quá tự cao nên tôi bổ sung thêm: "Nói chung đủ tiêu, không đến nỗi phụ bạc chính mình".

Tôi nói xong, mọi người lập tức ồ lên, người khen tôi giỏi, người nói tôi phất nhanh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thế nhưng, cũng có những người có vẻ không lấy làm vui.

Trong góc phòng có một giọng nói vang lên: "Wow, lương hiện tại của cậu hơn 20.000 tệ, thế thì phải đãi bữa nay rồi".

Lần theo tiếng nói, tôi phát hiện đó là A Cường, bạn cùng bàn cấp 3 của tôi.

Cậu ấy là lớp phó học tập của lớp. Thành tích hồi đi học của cậu ấy rất tốt nhưng giờ công việc lại không quá thuận lợi.

"Haha, A Cường, đừng nói như vậy, bạn học với nhau, có phúc cùng hưởng chứ", tôi cười cười.

 

"Xì, thôi đừng giả bộ, lương cậu cao như thế, cậu chủ chi là đúng rồi. Chẳng hiểu sao có những người thích giả bộ lắm luôn", A Cường bóng gió.

Tôi shock, không ngờ A Cường lại nói chuyện kiểu như vậy với mình.

Shock hơn nữa là một số thành viên trong lớp cũng hùa theo A Cường, họ nói tôi nếu giờ giàu rồi thì giấu giếm làm gì.

Tôi cảm thấy bất lực, một mực giải thích: "Thật ra, 20.000 tệ ở Thẩm Quyến không nhiều đâu, chỉ đủ sống thôi. Tôi có giấu giếm gì đâu".

"Được rồi được rồi, đừng giả vờ nữa, cậu chỉ muốn khoe khoang mình phát tài thôi chứ gì. Chẳng hiểu sao có những người cứ thích trèo lên người người khác như thế", một bạn cùng lớp đột nhiên nói.

 

Nghe vậy, tôi lập tức tức giận: "Cậu đang nói ai thế? Tôi trèo lên người ai? Tôi chỉ nói sự thật thôi mà".

"Thôi, đừng chối nữa, có người chẳng thích nhìn người khác sống tốt hơn mình đâu", một bạn nữ bất đắc dĩ nói.

Nhìn cảnh tượng ồn ào, lớp trưởng vội vàng đứng lên: "Thôi thôi, bạn bè với nhau, sao lại phải công kích nhau như thế? Cả lớp tụ tập để vui vẻ với nhau cơ mà!".

Bầu không khí trở nên khó xử, không ai nói với ai câu nào nữa.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tôi cũng chợt nhận ra hình như bản thân quá kiêu ngạo rồi. Có thể, mức lương 20.000 tệ với một số người không là gì cả, nhưng đối với một số khác, đó lại có thể là thu nhập của họ trong vài tháng.

 

Sau buổi họp lớp, về đến nhà chưa được bao lâu, tôi đang định vào nhóm lớp chào hỏi mọi người thì phát hiện có 5 người đã block mình. Tôi muốn hỏi lớp trưởng vì sao họ lại block tôi, nhưng tôi đã rút lại ngay khi vừa nói.

Tôi từng đọc một câu chuyện: Một chàng trai xấu hổ khi đi họp lớp vì nhà nghèo, bị các bạn cùng lớp chế giễu vì "giả vờ xa cách". Sau này, anh làm việc chăm chỉ để kiếm tiền và trở thành một ông chủ lớn. Khi lại tham dự buổi họp lớp, anh lái một chiếc ô tô sang trọng, mặc quần áo hàng hiệu và có một cô thư ký xinh đẹp đi cùng. Những người bạn cùng lớp từng cười nhạo anh ta giờ đều vây quanh anh ta. Ấy thế nhưng sau buổi họp lớp, những tin đồn tiêu cực về anh ta cũng nhiều hơn rất nhiều.

Câu chuyện này cho chúng ta biết một sự thật: đôi khi kiêu ngạo quá cũng không phải là điều tốt. Vì nếu bạn quá tự tin (dù có thể bạn không cố tình), bạn có thể khiến người khác cảm thấy khó chịu hoặc cảm thấy tự ti.

Lời khuyên ở đây là nên che giấu điểm mạnh của mình một cách hợp lý và không nên phô trương thành tích, sự giàu có của mình quá mức. Bởi trên đời này sẽ không có ai thực sự cảm thấy vui vẻ thay bạn hay chúc phúc cho bạn ngoại trừ bố mẹ và những người thật lòng đối tốt với bạn.

Ngược lại, việc bạn thể hiện quá mức có thể gây ra sự oán giận và xa lánh từ người khác.

 

Bởi vậy, chúng ta nên giữ thái độ khiêm tốn, không khoe khoang, "chém gió". Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể thực sự hòa nhập vào đám đông, từ đó thiết lập tình bạn và mối quan hệ chân thành với người khác.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm