Đời sống

Đi tìm dấu tích Việt Nam trên đất Cuba

BBC đăng tải bài cảm nhận hấp dẫn về hành trình đi tìm dấu tích Việt Nam ở Havana, Cuba của nhà giáo - nhà báo tự do Bùi Văn Phú.

Chuyên gia giải đáp về cách khắc phục lỗi phong thủy cửa chính / Nghiên cứu khoa học: Nhìn vào nụ cười biết ngay tương lai của bạn thành công rực rỡ hay nghèo "mạt kiếp"

Dưới đây là những cảm nhận của nhà báo tự do Bùi Văn Phú sống ở San Francisco (Mỹ) về hành trình đi tìm những dấu tích Việt Nam khi đến Cuba du học:

Mỗi khi đến một đất nước lạ, bên cạnh việc thăm thú những danh lam thắng cảnh, tôi thường quan sát xem ở thứ gì đó mang dấu tích của Việt Nam hay không.

Vừa xuống máy bay, làn gió nóng và ẩm là những cảm nhận đầu tiên của tôi khi đặt chân đến Cuba. Nó làm tôi nhớ đến đất nước Việt Nam thân thương. Trên đường từ sân bay tới Thủ đô Havana, tôi nhìn thấy những ngôi nhà với cánh cửa cũ, tường vôi bạc mầu và hoa phượng đang nở rực cháy khiến tôi nhớ về quê nhà.

Đầu tháng Sáu, tại nhiều con phố ở Havana, sắc đỏ hoa phượng rực cháy cả một vùng trời. Gần Quảng trường Cách mạng, một góc công viên xuất hiện nhiều cánh hoa phượng rơi xuống thảm cỏ xanh tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp.

Không biết cánh hoa phượng đỏ nơi đây có trở thành người bạn thân thương của học trò Cuba giống như học sinh Việt hay không. Đối với người dân Việt, hoa phượng xuất hiện trong các vần thơ của nhà thơ Xuân Diệu hay trong những ca từ của nhạc sĩ Thanh Sơn: “Mầu hoa phượng thắm như máu con tim/Mỗi lần hè sang kỷ niệm người xưa biết đâu mà tìm”.

Hoa phượng đỏ cũng xuất hiện trong các tác phẩm của nhạc sĩ nổi tiếng Anh Bằng với những ca từ bất hủ như: “Bây giờ còn nhớ hay không?/Anh đem cánh phượng tô hồng má em...”

Khi đó, tôi đã hỏi Alejandro - hướng dẫn viên du lịch người Cuba về tên gọi hoa phượng trong tiếng Tây Ban Nha là gì. Người dân bản địa gọi loài hoa đó là “flamboyant”, cũng giống như tiếng Anh và tiếng Pháp. Tôi thắc mắc về nguồn gốc tên “Phượng” trong tiếng Việt.

Hình ảnh hoa phượng nở đỏ cháy cả một vùng trời ở Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Loài hoa đỏ rực rỡ này có nguồn gốc thế nào và vì sao nó lại được trồng nhiều ở Hải Phòng, Huế cũng như ở Bangkok, Hong Kong, Lomé, Cancún, Los Cabos mà tôi đã từng có dịp nhìn thấy.

Có lẽ màu sắc hoa phưởng đỏ nổi bật vào hè - mùa du lịch nên mọi người dễ nhận ra nó hơn những loại thảo mộc quen thuộc khác ở Cuba. Bên cạnh hoa phượng, những cây bàng tán lá xum xuê cũng được trồng nhiều ở Cuba.

Trong những ngày ở Cuba đi thăm thú khắp nơi, tôi đều thấy bóng dáng của hoa phượng đỏ. Vậy, liệu thức ăn Việt Nam có ở nơi đây không? Tôi cố đi tìm ẩm thực Việt Nam khi ở xứ người.

Tôi tin rằng, Việt Nam – Cuba có bề dày lịch sử quan hệ lâu đời. Do đó, tôi tin thể nào cũng tìm được ẩm thực Việt ở đây. Tôi từng nghe nói về một số người Việt Nam đến và sinh sống ở Cuba.

Ca sĩ Ái Vân đã từng sang Cuba biểu diễn và nhiều nhà ngoại giao Việt làm việc ở Mỹ là cựu du học sinh ở Cuba.

Thêm vào đó, "em bé Napalm" Kim Phúc gây chấn động dư luận cũng từng ghé qua Cuba. Kim Phúc là nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nề của bom đạn chiến tranh. Sau khi hồi phục sức khỏe, cô kết hôn và cùng chồng ghé qua Cuba. Cuối cùng, cô xin tỵ nạn chính trị và định cư ở Canada.

 

Tôi đã đi du lịch và sống ở nhiều quốc gia kể cả xứ Togo xa xôi thuộc châu Phi. Tại đó, tôi cũng tìm được một số món ăn Việt. Với quan hệ khăng khít bền chặt, tôi tin văn hoá, ẩm thực Việt Nam sẽ để lại dấu ấn ở Havana, dù ít hay nhiều.

Xích lô là một trong những phương tiện giao thông phổ biến ở Cuba.
Gần cuối chuyến du học, tôi và những người bạn học Cuba có một buổi chiều tự do. Tôi cùng cô giáo phụ trách lớp, anh bạn ở chung phòng và mấy người bạn khác quyết định đến thăm Bảo tàng Cách mạng.

Vào lúc 5h chiều, chúng tôi rời bảo tàng. Mọi người rủ nhau đi ăn. Tôi nói với cô giáo phụ trách lớp là tối nay tôi muốn ăn ở một nhà hàng Việt Nam.

Khi mới tới Havana, tôi đã hỏi nhân viên lễ tân ở khách sạn về nơi nào có quán ăn Việt. Khi đó, họ chỉ cho tôi quán Hanoi nhưng không rõ địa chỉ.

Tôi tìm một cuốn niên giám điện thoại của Havana để xem có người Việt hay nhà hàng Việt Nam nào xuất hiện trong đó không nhưng đều không thấy.

 

Tôi đã nhờ cô giáo nói với người đạp xích lô bản địa là tôi muốn đến quán Hanoi. Cô nói lại điều tôi muốn bằng tiếng Tây Ban Nha với người phu xe. Sau đó, cô bảo tôi đi nhanh lên vì trời bắt đầu đổ mưa. Cô nói với tôi rằng người lái xe xích lô sẽ đưa tôi đến quán Hanoi.

Vừa lên xe xích lô ngồi, trời đổ mưa lớn. Khoảng 20 phút sau, người lái xe đưa tôi đến trước một khu phố có cổng với bảng hiệu viết chữ Trung Quốc có treo lồng đèn. Người đó ra dấu chỉ tay cho tôi hãy vào đó.

Tôi xuống xe và trả anh tiền xe 3 CUC (khoảng 3 USD). Lúc này trời mưa như trút nước nên tôi tạm đứng vào hiên của một mái nhà cho đỡ ướt. Khi đã ngớt mưa, tôi băng qua đường vào phố Tàu Havana.

Đi lên đi xuống con phố nhỏ, con hẻm thì đúng hơn, chỉ thấy mấy nhà hàng Tàu. Tôi không hề thấy quán Hanoi ở đó.

Tôi quyết định vào một quán rồi gọi bia, gà xào với dứa để nhâm nhi cho đỡ đói và chờ mưa tạnh.

 

Sau đó, tôi hỏi cô phục vụ có biết quán Hanoi ở đâu không. Với vốn liếng tiếng Tây Ban Nha ít ỏi, tôi cũng loáng thoáng hiểu cô nói nhà hàng này ở khu Nuevo Vedado, gần khách sạn tôi ở.

Một lúc sau, một cụ bà từ sau nhà hàng bước ra và nói gì đó với cô phục vụ mà tôi không hiểu gì hết. Sau đó, cô gái phục vụ lấy tờ giấy. Tôi viết dòng chữ: “Restaurante Hanoi, cocina vietnamesa”.

Kế đến cụ bà nói và cô gái ghi giúp: “Parque Cristo” và mấy chữ nữa. Tôi hỏi tiếp từ đây đến đó đi taxi tốn bao nhiêu tiền và bao nhiêu phút. Cô nói taxi 5 CUC và mất khoảng 10 phút. Nếu như đi xích lô thì hết 3 CUC và mất khoảng 20 phút mới đến nơi.

Đây là lần đầu tiên tôi đi phố một mình nên cũng có cảm giác hơi lo lắng mặc dù hướng dẫn viên du lịch của đoàn chúng tôi nói rằng an ninh ở Havana rất tốt.

Tôi quyết định đi xích lô vì nếu có gì bất trắc còn dễ nhảy xuống.

 

Quán có tên Hanoi nhưng không phục vụ bất cứ món ăn Việt Nam nào.
Xe chạy qua nhiều con đường. Cũng may trời mưa mát nên tôi không cảm thấy lo lắng cho người đạp xe khi phải gồng mình để leo dốc hay lách xe qua chỗ ổ gà.

Đi khá lâu mà chưa thấy nhà hàng đâu, thỉnh thoảng tôi lại hỏi sắp đến chưa và tài xế cứ nói sắp đến hay nói gì đó mà tôi không hiểu được.

Đi tìm một nơi không hề biết trước làm tôi nhớ đến vợ chồng người bạn Mỹ. Vào mùa hè năm 1987, họ đón xích lô từ khách sạn Continental ở trung tâm Sài Gòn để đi tìm nhà bố mẹ tôi ở khu Ngã ba Ông Tạ cũng có nhiều lo lắng, bất an không biết có đến được đúng nơi hay không.

Hôm nay, tôi cũng có cảm giác giống như vợ chồng người bạn đó. Tôi ngồi xích lô mà lòng thấp thỏm vì chuyến xe trước đã không đưa tôi đến quán Hanoi.

Cuối cùng, xe dừng trước nhà hàng có bảng tên Hanoi. Tôi hết sức vui mừng.

 

Bên trong quán Hanoi không có một bóng khách nào. Có thể bây giờ còn quá sớm cho giờ cơm tối hay tại trời mưa nên quán vắng khách.

Người phục vụ đưa tờ thực đơn, tôi đọc qua không thấy món ăn Việt. Hỏi bằng tiếng Anh ở đây có bán phở không. Anh phục vụ cũng không hiểu.

Tôi hỏi luôn bằng tiếng Việt: “Tiệm có bán phở không anh?”. Anh cũng không hiểu và gọi một người khác ở sau nhà để xem tôi gọi món gì.

Người đó nói tiếng Anh khá lưu loát và hình như là chủ quán. Tôi nói mình muốn món ăn Việt và ông trả lời rằng, mặc dù quán có tên Hanoi nhưng không bán thức ăn Việt. Tôi vô cùng thất vọng.

Rồi ông hỏi tôi có biết về cuộc chiến tại Việt Nam hay không thì tôi đáp là có. Ông giải thích là khi Việt Nam giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh, thống nhất đất nước, ông đã thêm từ “Hanoi” vào tên nhà hàng. Trước đó, quán có tên là La casa de la parra. Ông cho biết đặt tên như vậy để mừng chiến thắng của người dân Việt Nam.

 

Tôi gọi món cơm với tôm hùm, cá nướng, bia Bucanero và thử dò hỏi xem có quán ăn Việt nào ở quanh đây không. Ông trả lời là không có nhưng cho biết ở Havana có Parque Ho Chi Minh (Công viên Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, khi tôi hỏi nó ở đâu thì ông cũng không nhớ rõ vị trí.

Có lẽ đây là khu sinh sống của người dân bởi vì khi ngồi trong quán, tôi nhìn thấy nhiều người đi bộ qua lại. Sau ngày làm việc vất vả, mọi người hối hả về nhà.

Trước cửa nhà hàng có hai sạp bày bán ngô, hoa quả.

Bữa ăn tối của tôi tốn 25 CUC bao gồm cả tiền boa. Nó bằng hơn nửa tháng lương của một công nhân viên. Như thế tôi không biết nhà hàng Hanoi phục vụ đối tượng khách nào. Trong khoảng thời gian một giờ đồng hồ trong quán Hanoi, tôi là thực khách duy nhất.

Rời quán Hanoi, tôi bước ra đường nhìn quanh thấy cách đó vài khu phố là toà nhà hành chính của Thủ đô Havana với kiến trúc giống như Điện Capitol của Quốc hội Mỹ.

 

Trước đó vài hôm, chúng tôi đã tham quan khu phố đó. Tôi cảm thấy yên tâm vì đã quen đường và đi bộ về hướng đó. Tôi ngắm cảnh Havana về đêm.

Tượng đài Bác Hồ ở Công viên Hồ Chí Minh.
Trở lại khách sạn, tôi hỏi hướng dẫn viên về Công viên Hồ Chí Minh. Người đó nói nó là “Parque Acapulco” và giải thích thêm là tượng Bác Hồ đã được đặt ở đó từ khoảng 10 năm trước. Nó được thực hiện thông qua một kế hoạch với phía Việt Nam. Song song với việc đặt tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Havana, tượng Jose Martí - anh hùng chống đô hộ Tây Ban Nha của Cuba cũng được đặt tại Thủ đô Hà Nội.

Sáng hôm sau tôi dậy thật sớm vì chỉ còn thời gian ở Havana ngày cuối. Tôi bắt đầu ngày mới với những thói quen sinh hoạt như mọi ngày.

Ngay mai chúng tôi sẽ ra sân bay về Mỹ. Đây là cơ hội cuối cùng để tôi có thể đến Công viên Hồ Chí Minh thăm thú.

Vào lúc 7h sáng, một mình tôi rời khách sạn. Tôi hỏi đi Parque Acapulco mất bao nhiêu tiền taxi thì người tài xế cho hay là sẽ phải trả 7 CUC. Tôi trả giá 5 CUC và nói nếu đợi ở đó chừng 15 phút rồi đưa tôi về lại khách sạn, tôi sẽ trả 10 CUC. Người lái xe đồng ý.

 

Lên xe, thấy đèn đỏ báo lung tung làm tôi hơi lo. Tôi rất sợ xe hư về khách sạn không kịp giờ học mà không ai biết tôi đi đâu thì sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch của các thành viên khác trong đoàn. Tuy nhiên, tôi cũng không thể làm điều gì khác vì đang ở trong xe. Tôi cầu mong mọi chuyện sẽ diễn ra suôn sẻ.

Xe chạy từ biển về hướng Quảng trường Cách mạng, rẽ phải sang khu vực với các nghĩa địa có nhiều ngôi mộ lớn xây bằng đá trắng. Xe taxi chở tôi đi ngang qua một nghĩa địa có cổng khắc dòng chữ viết tiếng Hoa.

Khoảng 20 phút sau thì tôi đã có mặt ở công viên. Nơi này không rộng lắm, chỉ khoảng 1.000 m2. Công viên Hồ Chí Minh trồng nhiều cây xanh và trước mặt là rạp hát có tên Âcpulco.

Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục ở chính giữa. Bên dưới bức tượng có ghi ngày sinh và ngày mất của Người. Sau lưng tượng Bác Hồ là một dãy trúc xanh mướt...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm