Đời sống

Điện Biên: Nuôi cá "quý tộc" ở nơi lạnh 17 độ C và cao 1.500m

Bản Ten Hom, xã Tênh Phông (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên), nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. Nơi đây, có nhiệt độ trung bình tại đây 17 độ C, thuận lợi về thiên nhiên và điều kiện xã hội rất phù hợp cho phát triển nuôi cá nước lạnh: cá hồi, cá tầm.

Hà Giang: Nuôi loài lợn rừng sọc lửa, có con nào lái khênh đi con đó / Trai thủ đô đi du học về... nuôi chim bồ câu làm giàu

Tại bản Ten Hom, trong nhiều khe núi của rừng già có nguồn nước sạch, mát lạnh. Nhiều năm trước đây, huyện Tuần Giáo khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi cá nước lạnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, năm 2015 mới có Công ty TNHH Sơn Hạnh mạnh dạn đầu tư nuôi cá hồi, cá tầm.

dien bien: nuoi ca

Cán bộ, nhân viên Công ty TNHH Sơn Hạnh kiểm tra sự phát triển của cá tầm 10 tháng tuổi.

Ông Tô Quốc Sơn, Giám đốc Công ty cho biết: Trước đây, doanh nghiệp chủ yếu sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng dân dụng. Mấy năm gần đây, thiếu việc làm, doanh thu Công ty giảm, đời sống người lao động bấp bênh. Ðược bạn bè động viên, người thân ủng hộ, tôi mạnh dạn khai thác thế mạnh tự nhiên ở Tênh Phông mở rộng ngành nghề kinh doanh, nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư nuôi cá hồi, cá tầm.

Ðể có được cơ sở nuôi cá nước lạnh như ngày hôm nay, ông Sơn đã nhiều lần sang huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai) tham quan, học tập, tìm hiểu mô hình của bạn. Bên cạnh đó, ông cònmời cán bộ của Viện Nuôi trồng Thủy sản 1 tại Sa Pa đến bản Ten Hom, xã Tênh Phông kiểm tra thực tế nguồn nước, tư vấn phát triển, kinh doanh cá hồi, cá tầm.

Bằng nguồn vốn của gia đình, vốn vay của ngân hàng hơn 10 tỷ đồng, ông Sơnđầu tư hạ tầng nuôi cá tầm, cá hồi theo hướng hàng hóa. Công ty làm đường điện vào khu vực có nguồn nước lạnh dài 2,7km; mở đường giao thông 1km; xây 20 bể bê tông cốt thép chứa nước nuôi cá, mua cá giống, thức ăn, máy bơm nước, ống dẫn nước, camera bảo vệ, công nhân...

Năm 2018, Công ty thu hoạch và bán ra thị trường trên 20 tấn cá hồi và cá tầm. Không chỉ nuôi cá thành phẩm, Công ty TNHH Sơn Hạnh còn mở nhà hàng chế biến cá hồi, cá tầm phục vụ thực khách tại huyện Tuần Giáo và TP. Ðiện Biên Phủ.

Khai thác tiềm năng thế mạnh của tự nhiên, tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước về hạ tầng cơ sở, nguồn lao động tại chỗ vào hoạt động sản xuất, phát triển kinh doanh cá nước lạnh hiệu quả; mô hình cá hồi, cá tầm ở xã Tênh Phông đang phát triển theo hướng bền vững.

 

Ông Tô Quốc Sơn cho biết thêm: Những năm tiếp theo Công ty sẽ mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh cá hồi, cá tầm; xây dựng khu du lịch sinh thái tại khu vực nuôi cá nước lạnh ở Tênh Phông. Mở thêm nhà hàng ăn uống tại đây, xây các gian hàng nhà cấp 4 tạo điều kiện cho người dân bản Ten Hom kinh doanh một số sản phẩm đặc trưng, đặc sản của địa phương tại khu du lịch sinh thái.

Theo ông Sơn, nuôi cá hồi, cá tầm trong lồng tại một số khe núi khác trong vùng, phấn đấu đưa sản lượng cá hồi, cá tầm đạt 100 tấn/năm từ năm 2021 trở đi. Hoạt động sản xuất, kinh doanh cá hồi, cá tầm của Công ty sẽ tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động địa phương.

Trang trại nuôi cá hồi, cá tầm tại bản Ten Hom có không gian yên tĩnh, không khí trong lành, khí hậu mát mẻ.
Ấn tượng nhất là hệ thống bể chứa nước nuôi cá hồi, cá tầm được xây dựng trong khe núi rừng già, các bể chứa được xây từ trên xuống dưới như ruộng bậc thang của người dân vùng cao, mỗi bể nuôi từng loại cá theo tháng tuổi.
Khai thác tiềm năng của tự nhiên vào nuôi cá nước lạnh ở Tênh Phông đem lại giá trị kinh tế cao, làm phong phú sản phẩm nông nghiệp địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo.


1
Theo Báo Điện Biên
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm