Đời sống

Điều hòa có 5 chế độ quan trọng: Ai biết mà dùng chẳng khác gì tìm ra “kho vàng”

Đây là những chế độ giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ của điều hòa một cách đáng kể.

Tiện tay để trên nóc tủ lạnh 3 thứ này, trong nhà có bao nhiêu tài lộc đều chảy đi sạch / Nhà to hay nhỏ không quan trọng: Có 10 dấu hiệu này chứng tỏ hợp vía Thần Tài, ở lâu càng nhiều lộc

Chế độ ngủ (Sleep)

Chế độ này thường được sử dụng vào ban đêm. Cứ 1 giờ đồng hồ điều hòa sẽ tự tăng 1 độ để người sử dụng không bị lạnh mà luồng khí trong phòng vẫn ở mức độ mát mẻ, dễ chịu. Đây là chế độ giúp bạn tiết kiệm điện và không gây hại sức khỏe khi sử dụng điều hòa vào ban đêm. Nó rất phù hợp với gia đình có người già và trẻ nhỏ.

Chế độ hẹn giờ bật/tắt

Nhiệt độ ban đêm thường thấp hơn ban ngày và buổi chiều tối. Nhiều người phải thức dậy giữa đêm để tắt điều hòa mà không biết trên máy có sẵn một chế độ hẹn giờ bật/tắt. Trước khi ngủ, bạn chỉ cần hẹn thời gian bật/tắt để điều hòa tự tắt ở một khoảng thời gian nhất định. Chế độ này giúp bạn không bị quá lạnh vào ban đêm và mang lại hiệu quả tiết kiệm điện năng. Khi gần sáng, nhiệt tăng không khí lên thì điều hòa có thể tự động bật lại để duy trì cảm giác mát mẻ trong phòng.

download (100)
Ảnh minh họa.

Chế độ làm khô (Dry)

Chế độ này có biểu tượng hình giọt nước trên điều khiển. Nó thích hợp với những ngày thời tiết không quá nóng (dưới 36 độ C) hoặc trời mưa, có độ ẩm không khí cao. Nhiệm vụ chính của chế độ này chính là hút bớt ẩm trong phòng để tạo bầu không khí mát mẻ, khô ráo hơn. So với chế độ Cool thì chế độ Dry hoạt động ở công suất thấp hơn, tiêu thụ lượng điện ít hơn hẳn.

Do không tập trung vào làm lạnh sâu mà chỉ duy trì nhiệt độ trong phòng ở khoảng 23 độ C nên khi bật chế độ Dry có thể giúp bạn tránh được sốc nhiệt khi bước ra khỏi phòng.

Chế độ làm mát (Cool)

Trong những ngày oi nóng, độ ẩm thấp, các gia đình thường sử dụng chế độ làm mát của điều hòa, có biểu tượng hình bông tuyết trên điều khiển. Khi bật chế độ này, nhiệt độ phòng sẽ giảm xuống nhanh do máy nén làm việc liên tục để duy trì nhiệt độ ổn định. Nhiệt lượng trong phòng sẽ bị đẩy ra ngoài và quạt chỉ ngừng chạy khi nhiệt độ phòng đạt đến mức đã cài đặt. Quá trình làm việc này của điều hòa cần công suất điện cao nhưng mang lại hiệu quả làm mát tốt, đặc biệt là trong những ngày nhiệt độ đạt ngưỡng từ 36 độ C trở lên.

 

Chế độ tiết kiệm năng lượng (Energy Saver Mode) hoặc quạt thông minh (Fan Smart Mode)

Đây là hai chế độ giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ của điều hòa một cách đáng kể. Nếu lựa chọn một trong hai chế độ này, khi mức nhiệt trong phòng đã giảm xuống dưới nhiệt độ cài đặt thì máy nén sẽ ngừng chạy để tiết kiệm điện. Đồng thời, các quạt sẽ tự động bật/tắt 2-3 phút một lần để duy trì nhiệt độ. Trường hợp nhiệt độ trong phòng tăng lên cao hơn mức cài đặt, máy nén và quạt sẽ cùng hoạt động trở lại để hạ nhiệt độ phòng xuống. Khi đạt nhiệt độ yêu cầu, máy nén sẽ tự ngừng chạy.

Trên đây là những chế độ cơ bản mà hầu như máy điều hòa nhiệt độ nào cũng có. Việc hiện thị và cách cài đặt chế độ của từng hãng có thể khác nhau, bạn nên tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm với máy.

Việc lựa chọn đúng chế độ, phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện thời tiết sẽ giúp bạn tiết kiệm một lượng điện đáng kể. Trong những ngày nắng nóng cực điểm, chế độ Cool là lựa chọn phù hợp vì nó có thể giúp làm mát tốt hơn, duy trì nhiệt độ ổn định, tạo sự thoải mái cho người dùng. Trong khi đó, vào những ngày trời không quá nóng nhưng lại có độ ẩm không khí cao hoặc mưa nhiều thì chế độ Dry sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Nó vừa giúp duy trì nhiệt độ phòng ở mức mát mẻ vừa giúp giảm cảm giác ẩm ướt, khó chịu. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng chế độ Dry quá lâu vì nó có thể gây khô da, khô mũi, tạo cảm giác khó chịu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm