Điều hòa có 5 chế độ quan trọng: Biết chọn đúng giúp giảm một nửa tiền điện
Tác hại của cây đinh lăng ít người biết / 3 cách làm mờ sẹo thâm từ thiên nhiên vô cùng hiệu quả
Chế độ làm mát (Cool)
Đây là chế độ được nhiều người sử dụng nhất, thường có ký hiệu hình bông tuyết trên màn hình điều khiển. Chế độ Cool được sử dụng khi bạn muốn làm mát phòng và duy trì nhiệt độ ổn định ở mức đã chọn. Khi bật chế độ này, bạn sẽ thấy nhiệt độ phòng giảm xuống nhanh chóng do máy nén làm việc liên tục để duy trì nhiệt độ ổn định.
Ảnh minh họa
Sau đó, nhiệt lượng trong phòng sẽ bị đẩy ra ngoài và quạt sẽ ngừng quay khi đạt đến nhiệt độ đã cài đặt. Quá trình hoạt động để làm mát phòng này của điều hòa tiêu thụ khá nhiều điện nhưng lại mang lại hiệu quả làm mát cao, thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng và có độ ẩm thấp.
Chế độ Dry
Chế độ làm khô (Dry) với biểu tượng hình giọt nước trên điều khiển là một trong những chế độ tiết kiệm điện hiệu quả. Khi chọn chế độ này, quạt và hệ thống của điều hòa vẫn chạy nhưng không thổi ra khí lạnh. Khi không khí đi qua điều hòa, độ ẩm (hơi nước trong không khí) sẽ ngưng tụ trên các thiết bị bay hơi để đưa luồng khí khô hơn ra ngoài. Chế độ này có chức năng chính là làm giảm độ ẩm trong phòng, tạo cảm giác dễ chịu hơn trong những ngày ẩm ướt.
Lưu ý, chế độ này không dùng để thay thế máy hút ẩm. Khả năng hút ẩm của điều hòa thấp hơn nhiều so với máy hút ẩm chuyên dụng. Ngoài ra, vào những ngày nắng nóng gay gắt và độ ẩm thấp, dùng chế độ này sẽ khiến căn phòng quá khô và thêm khó chịu.
Chế độ ban đêm (Night hoặc Sleep)
Chế độ ban đêm sẽ hoạt động cùng với chế độ làm mát (Cool). Mục đích của chế độ này là tự động điều chỉnh nhiệt độ tăng dần theo thời gian. Khi chọn chế độ này, nhiệt độ trong phòng sẽ tăng lên 1 độ sau mỗi giờ và giữ mức nhiệt độ ổn định sau khoảng 2-3 lần tăng nhiệt độ (tùy theo cài đặt của từng điều hòa). Ví dụ, ban đầu bạn để nhiệt độ điều hòa là 27 độ C và chọn chế độ Sleep/Night. Sau khoảng 1 giờ đồng hồ, điều hòa sẽ tự tăng nhiệt độ lên 28 độ C và sau 2 giờ lên 29 độ C rồi duy trì ở mức này cho đến khi tắt máy.
Chế độ này phù hợp để dùng vào ban đêm, giúp tránh tình trạng bị lạnh khi ngủ và cũng giúp giảm tiêu thụ điện của điều hòa.
Chế độ hẹn giờ
Các điều hòa hiện nay đều cho phép bạn hẹn giờ tắt/mở thiết bị. Tùy theo điều hòa mà chế độ này có tên gọi là Clock, Time on/Time Off hoặc On Timer.
Khi nhấn vào nút Clock, các số 0:00 trên màn hình điều khiển sẽ hiện lên và nhấp nháy. Bạn chỉ cần nhấn nút tăng hoặc giảm để cài đặt thời gian.
Chế độ này giúp điều hòa có thể tự tắt/bật khi cần thiết, giúp tránh lãng phí điện. Bạn cũng có thể sử dụng chế độ hẹn giờ tắt vào ban đêm để không bị lạnh, yên tâm ngủ một mạch tới sáng.
Thiết lập tốc độ quạt
Hiện nay các điều hòa đều cho người dùng thiết lập các tốc độ quạt khác nhau gồm Auto (tự động), Low, Medium, High (hoặc một số điều khiển sẽ hiển thị lần lượt là 1 chấm, 3 chấm, 5 chấm).
Khi chọn Auto, máy sẽ hoạt động theo chương trình đã được lập trình sẵn. Còn lại, quạt càng to thì tiêu tốn càng nhiều điện năng, máy chạy càng ồn.
Nếu chỉ tính riêng quạt, cùng một công suất tương đương thì lưu lượng gió đi qua cửa quạt điều hòa sẽ thấp hơn lưu lượng gió của một chiếc quạt trần thông thường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người