Đời sống

Điều kỳ diệu đằng sau giọt máu lấy ở gót chân trẻ sơ sinh

Y học ngày càng trở nên hiện đại giúp con người tầm soát nhiều nguy cơ bệnh tật. Nếu những xét nghiệm máu trước đó có thể giúp mẹ biết được tình hình thai nhi trong bụng thì sau khi chào đời, giọt máu được lấy ở gót chân bé sơ sinh cũng giúp bé tầm soát nhiều bệnh lý bẩm sinh.

Cho trẻ sơ sinh nằm gối để không bị méo đầu: Sai lầm tai hại dễ khiến con gặp nguy hiểm / Sử dụng cần sa trong thai kỳ có thể gây ra chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh

Hiện nay, số lượng trẻ em bị bệnh suy giáp bẩm sinh đang gia tăng về số lượng và tình trạng bệnh. Trong khi đó căn bệnh này hoàn toàn có thể phát hiện từ sớm khi bé mới chào đời thông qua xét nghiệm sàng lọc bệnh bằng cách lấy máu gót chân trong tuần đầu tiên chào đời. Nếu phát hiện ra nguy cơ bệnh, trẻ sẽ đươc chỉ định điều trị bổ sung đủ lượng nội tiết tố tuyến giáp trong hai tuần đầu sau sinh sau đó bé sẽ phát triển bình thường như những đứa trẻ khác mà không có bất cứ dị tật nào. Đây thật sự là điều kỳ diệu mà giọt máu đầu đời lấy ở gót chân của bé đã thực hiện được.

Giọt máu ở gót chân bé trong tuần tuổi đầu tiên giúp tầm soát nhiều căn bệnh bẩm sinh

Bởi nếu không phát hiện ra suy giáp bẩm sinh từ lúc mới chào đời thì bệnh nhi sẽ phải uống thuốc cả đời. Thậm chí, trẻ sẽ bị sẽ vàng da kéo dài, da sáp thô...kèm theo những tổn thương về mạc, rốn lồi, táo bón. Đây đều là những dấu hiệu có thể dẫn đến chẩn đoán nhầm là thoát vị rốn, phình đại tràng bẩm sinh. Sau này bé cũng phát triển chamak hơn so với chúng bạn.

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,3 triệu em bé chào đời. Trong đó có 42 nghìn trẻ em mắc dị tật bẩm sinh do không được khám sàng lọc khi có bầu và sau sinh. Theo đại diện của Bệnh viện Nhi Trung ương thì đến nay Việt Nam mới thực hiện tầm soát được khoảng 30% ca bệnh liên quan đến suy giáp bẩm sinh. Giọt máu lấy ở gót chân bé lúc mới sinh còn cho phép sàng lọc bệnh sớm một số dị tật và bệnh lý nghiêm trọng như điếc bẩm sinh, dị tật tim, thiếu men G6PD, suy giáp, tăng sản thượng thận...Đây đều là những căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng tới quá trình phát triển và tương lai của bé sau này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm