Dinh dưỡng đúng cách để tăng chiều cao cho trẻ
Thanh lọc phổi dành riêng cho người hút thuốc lá / Sai lầm khi ăn sữa chua bạn buộc phải dừng lại
Thế nào là tăng trưởng chiều cao bình thường?
Ăn đúng cách giúp trẻ tăng chiều cao.
Thông thường, trẻ mới sinh có chiều cao từ 48 - 52 cm, trung bình là 50 cm.
Trong năm đầu tiên, trẻ tăng khoảng 20 - 25 cm.
Năm thứ hai tăng 12 cm.
Năm thứ ba cao thêm 10 cm.
Năm tiếp theo tăng 7 cm.
Từ 4 - 11 tuổi, trẻ tăng trung bình 6 cm mỗi năm.
Đến tuổi dậy thì, bé gái tăng khoảng 6 - 10 cm mỗi năm. Bé trai tăng từ 6,5 - 11 cm mỗi năm.
Chế độ dinh dưỡng tăng chiều cao cho trẻ
Bác sĩ Dương Công Minh, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP. Hồ Chí Minh, cho biết trẻ em là lứa tuổi cơ thể đang tăng trưởng và phát triển mạnh. Do đó, với trẻ béo phì, không thể đặt mục tiêu giảm cân giống như người lớn. Điểm mấu chốt là giảm mức độ tăng cân và đảm bảo tăng trưởng chiều cao theo lứa tuổi.
Thực chất, trẻ vẫn ăn chế độ ăn phù hợp với nhu cầu sinh lý, hoặc chỉ giảm chút ít. Đặc biệt cung cấp đủ đạm và canxi.
Ăn ít hơn nhu cầu năng lượng cho các hoạt động: Trước bữa ăn chính, nên cho trẻ uống một ly nước, ăn một chén canh, hay đĩa rau luộc, trái dưa leo, để tạo cảm giác no nhằm giảm lượng thức ăn ăn vào. Cho trẻ ngừng ăn trước khi có cảm giác quá no.
Nên ăn nhiều vào buổi sáng, giảm về chiều và bữa tối ăn ít. Nhưng tuyệt đối không được bỏ bữa. Trẻ cần ăn đều đặn các bữa nhỏ.
Dùng thực phẩm nguyên vẹn: Phụ huynh cần tăng cường những thức ăn giàu chất xơ như gạo lứt, khoai, bắp, rau xanh các loại và trái cây tươi ít ngọt (mận, củ sắn, thanh long, bưởi, táo ta...) để vừa giảm cung cấp năng lượng, vừa bổ sung thêm lượng vitamin, muối khoáng, vừa dễ tiêu hóa hấp thu và ngừa táo bón. Các loại ngũ cốc nguyên vỏ hoặc còn vỏ cám có nhiều vitamin và chất xơ giúp trẻ no lâu hơn. Nên ăn trái cây cả xác thay vì ép lấy nước, hoặc đậu đỗ thì ăn cả vỏ.
Giảm tối đa chất bột đường trong thức ăn giàu năng lượng như: cơm, mì, dầu, mỡ, bơ, bánh ngọt, kẹo, chè ngọt, chocolate, nước ngọt...
Giảm tối đa chất béo: Khi chế biến thức ăn, phụ huynh nên lột bỏ các loại da nhiều mỡ như heo, gà, vịt... ưu tiên dùng phần thịt nạc. Hạn chế cho trẻ ăn óc, thận, tim, gan, cật, lòng, lòng đỏ trứng vì những thức ăn này chứa nhiều chất béo và cholesterol. Những món chiên, quay, xào nên đổi thành dạng luộc, hấp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn 1 gói mì tôm mỗi ngày?
Tài khoản ngân hàng của bạn có dấu hiệu này, rất có thể nó đang bị chiếm quyền kiểm soát
Mẹo học tiếng anh hiệu quả: Học đúng cách để giỏi nhanh hơn
Ớt: Gia vị cay nồng hay 'siêu thực phẩm' có lợi cho sức khỏe?
Quạt làm mát như thế nào? Bật mí cơ chế tạo gió đơn giản mà hiệu quả
Cà chua – 'Trái vàng' trong thế giới ẩm thực và dinh dưỡng