Dỗ con xong thấy mâm cơm bung bét, tôi ngoan ngoãn thu dọn và làm 1 hành động khiến cả nhà chồng sửng sốt
Thấy chồng và bồ vào nhà nghỉ, vợ tỉnh bơ nói: "Đây là chồng tôi, cô ngủ với anh ta thì phải trả tiền" / Biết tung tích những bình sữa mẹ mà chồng xin và mang về hàng ngày, tôi đau đớn khi nghĩ tới những lần con thỏ thẻ đòi ăn
Tôi quyết định lấy Khánh rất nhanh chóng vì ban đầu nghĩ anh là chàng trai có chí cầu tiến và có tài. Cả hai vợ chồng đang làm việc tại Hà Nội và sau này sẽ cố gắng mua nhà ở đây. Như thế, dù nhà Khánh và nhà tôi chẳng xa nhau nhưng tôi hoàn toàn không phải lo nghĩ chuyện sống chung với mẹ chồng.
Ấy thế mà khi cưới về rồi, mọi chuyện lại chẳng như tôi nghĩ. Do tin lầm người, Khánh đã phải bồi thường vài trăm triệu cho hợp đồng quan trọng của công ty. Đã thế, anh còn bị sa thải khỏi vị trí hiện tại.
Mất niềm tin vào bản thân, Khánh không muốn ở lại Hà Nội làm việc nữa. Dù rất buồn, nhưng tôi chẳng dám trách anh nửa lời. Dồn hết tất cả tiền tiết kiệm giúp anh đền bù cho công ty, rồi tôi quyết định trở về quê sinh sống. Từ đó, cuộc sống làm dâu của tôi mới bắt đầu.
Thành thực mà nói, tôi cũng là gái quê, nên cách sống tương đồng với gia đình Khánh. Tôi cũng lo sợ sẽ xảy ra mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu nên luôn cố gắng chăm chỉ nhất có thể. Tôi dậy sớm, thức khuya, nấu nướng, dọn dẹp, hiếu lễ với bố chồng. Thế nhưng, có vẻ như thế chưa bao giờ là đủ. Và tôi cố gắng thế nào thì vẫn rất khó để hòa hợp với gia đình Khánh.
Bởi mẹ chồng luôn có định kiến vì tôi nên Khánh mới gặp cảnh sa cơ lỡ vận. Thậm chí, càng chung sống, bà càng căm ghét tôi nhiều hơn. Vậy nên, ngoài những chuyện vốn dĩ phải lo trong gia đình, bà còn thường xuyên vẽ việc cho nàng dâu. Tôi mệt, nhưng sợ Khánh bận tâm nên cũng không dám kể với anh nhiều.
Tới tận khi tôi mang bầu, thái độ của mẹ chồng cũng chẳng khá hơn là bao. Cảm thấy sắp không chịu nổi, tôi mới kể thật với Khánh. Nhưng mặc cho anh hết nước hết cái giải thích, bà vẫn chẳng thay đổi. Đã thế, mẹ chồng còn nghĩ tôi mách lẻo, tôi đổi trắng thay đen nên Khánh mới cố gắng bênh vực vợ như thế.
Cuối cùng, tôi phải cố gắng bơ đi mà sống mới chịu nổi cảnh mẹ chồng cay nghiệt. Mỗi lúc bà gây khó dễ, tôi nhịn, và nghĩ: "Cố lên, thêm 3 - 4 năm nữa, hai vợ chồng ổn định hơn sẽ ra sống riêng".
Nhưng tới khi tôi sinh con, tôi cảm giác như mình sẽ trầm cảm tới nơi vì bị mẹ chồng mắng mỏ, chỉ trích.
(Ảnh minh họa)
Nhiều lần tôi bê bát cơm cữ mà rơi nước mắt. Hóa ra những câu chuyện từng hot trên MXH và tôi đi an ủi người khác, giờ lại xảy ra với chính mình. Nhưng chia sẻ với bạn bè, tôi cũng lấy lại sự lạc quan. Tôi nghĩ kĩ, sao mình phải khổ như thế, sao phải chịu đựng như thế? Nếu mẹ chồng đã đối xử với mình không ra sao, mình cũng phải tự yêu thương lấy bản thân chứ. Và từ đó, tôi rút tiền tiết kiệm để mua sắm thêm sữa, đồ ăn vặt giúp tăng sữa mỗi khi mẹ chồng cho ăn uống đạm bạc.
Mọi chuyện vẫn tiếp diễn như thế, cho tới một lần nọ. Dạo ý, Tít nhà tôi đã được 4 tháng. Tôi vẫn được nghỉ thai sản nhưng mọi chuyện trong nhà đã tự tay làm hết. Bữa tối ấy, Khánh phải tăng ca nên không ăn cơm nhà. Còn tôi, sau khi cơm nước xong xuôi, chưa kịp đi tắm thì Tít khóc trong phòng. Tôi vội vàng bê mâm ra rồi bảo bố mẹ chồng:
- Con vào dỗ cháu, mọi người cứ ăn trước rồi con ra sau ạ.
Nhưng dỗ dành mãi, Tít nó mới thiu thiu ngủ trở lại. Tuy vậy, chỉ cần tôi đặt xuống, y như rằng con nó lại khóc. Phải mất gần 1 tiếng đồng hồ, tôi mới có thể đặt con xuống giường, chỉnh trang lại quần áo rồi tôi ra ngoài ăn.
Không có gì lạ khi cả nhà đã ăn xong, đang ngồi ngoài bàn uống nước, ăn hoa quả tráng miệng. Tôi mở lồng bàn ra, sững người với mâm cơm bung bét còn lại. Đĩa cá chỉ còn xương, da. Nồi canh xương khoai thì trơ trọi vài miếng khoai và nước. Sau cùng, đĩa thịt xào giá thì lơ thơ vài miếng mỡ. Tôi buồn muốn rớt nước mắt, không hiểu đây là mâm cơm để phần hay để thừa nữa.
Tôi lặng lẽ dọn xuống bếp cho sạch sẽ, sau đó lên phòng khách ngồi cùng cả nhà. Rồi tôi lặng lẽ gọi điện thoại cho hàng gà rán ngay phố:
- Em ơi, cho chị em 2 đùi gà chiên, thêm khoai chiên và nước dừa nha. Luôn đấy, chị đói quá.
Bố mẹ chồng điếng người nhìn tôi, hỏi:
- Cơm không ăn lại đi gọi đồ ăn ngoài?
Tôi mở ảnh trong điện thoại ra, hỏi ngược lại họ:
- Con hỏi thật, con mà phần mẹ mâm cơm như này mẹ có ăn không ạ? Không phải con là con, mẹ là mẹ thì ăn uống khác nhau đâu, mà bất cứ ai nhìn thấy mâm cơm này đều nghĩ là đồ thừa chứ không phải đồ phần. Con không nghĩ hì hụi nấu nướng 1 hồi lại được phần như này đâu.
Bố chồng tôi không nói gì, mẹ chồng giận tím mặt, nhưng tôi tiếp luôn:
- Con nói thật, giờ con dâu họ đòi hỏi nhiều lắm chứ không sợ mẹ chồng 1 phép như xưa đâu mẹ ạ. Còn con, con không sợ mẹ nhưng con lo anh Khánh lo nghĩ nên nhẫn nhịn và hết lòng với nhà mình. Thế mà mẹ chẳng bao giờ đối xử với con như con đối xử với mẹ cả. Còn chuyện anh ấy sa cơ lỡ vận, đáng ra con mới là người phải buồn bực, phải được bù đắp mới đúng. Con chịu khổ cùng anh ấy tới giờ, cớ sao mẹ vẫn cứ ghét con thế?
Cả nhà á khẩu trước lời nói của tôi. Từ đó tới giờ, cũng chưa thấy mẹ chồng nói gì nhưng rõ là bà thay đổi hơn trước nhiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
3 điều kiêng kị trên bàn thờ ngày Tết rất dễ phạm phải, gia đình nào cũng cần lưu ý
Ba con giáp sinh ra đã là người cao thượng, cuộc sống viên mãn, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc rủng rỉnh
3 con giáp khổ trước sướng sau, càng già càng giàu có, lộc lá rải khắp nhà
Loại rau được ví như 'thần dược' ở Việt Nam: Giá 1 kg bằng một bát phở, lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết
Loại củ làm gia vị đắt đỏ nhất thế giới được trồng tại Việt Nam: 2 năm mới được thu hoạch, giá 6 triệu/kg
Tác hại của việc đặt điện thoại bên cạnh khi ngủ, chế độ nào giảm bức xạ tối đa của điện thoại?