Đời sống

Độc đáo nghề hầm than đước trăm năm tuổi ở Cà Mau

Nghề hầm than đước dù cơ cực, lấm lem, nhưng giúp cho nhiều người dân ở Cà Mau có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống gia đình.

Khám phá kiến trúc chùa Khmer duy nhất ở Hà Nội / “Khám phá” đảo Jeju - Hàn Quốc tại Quảng Ninh

Nghề hầm than đước, giúp người dân ở Cà Mau có thêm thu nhập khá - Ảnh 1.

Trải qua hàng trăm năm, nghề hầm than đước (cây đước tươi được đốn xuống rồi cắt khúc ra, chất vào lò đốt cho cháy thành than đen) truyền thống ở Cà Mau vẫn tồn tại.

Nghề hầm than đước, giúp người dân ở Cà Mau có thêm thu nhập khá - Ảnh 2.

Nghề hầm than đước được nhiều gia đình huyện Năm Căn và Ngọc Hiển duy trì đến nay, có thời điểm hàng ngàn lò than đỏ lửa suốt ngày đêm.

Nghề hầm than đước, giúp người dân ở Cà Mau có thêm thu nhập khá - Ảnh 3.

Mùi củi đun hòa quyện với mùi củi hầm tạo ra một mùi hương đặc trưng. Gánh nặng mưu sinh khiến người dân chấp nhận khói bụi, nhọc nhằn.

Nghề hầm than đước, giúp người dân ở Cà Mau có thêm thu nhập khá - Ảnh 4.

Tại Hợp tác xã Than đước Tân Phát (xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển) có 12 nhân công với 21 lò. Bình quân mỗi tháng nơi này xuất gần 100 tấn than bán ra thị trường trong và ngoài nước.

 

Nghề hầm than đước, giúp người dân ở Cà Mau có thêm thu nhập khá - Ảnh 5.

Đều đặn mỗi ngày từ 7h - 17h, chị Đặng Kim Thủy (ngụ xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển) đến lò than cắt cây, chất củi vào lò, đốt lò và ra than. Mỗi ngày chị Thủy thu nhập từ 200.000-250.000 đồng.

Nghề hầm than đước, giúp người dân ở Cà Mau có thêm thu nhập khá - Ảnh 6.

Chị Thủy chia sẻ: "Làm than nặng nhọc nhưng trong lò có hơn 50% theo nghề là nữ. Sở dĩ có nhiều chị em theo nghề này vì nơi làm việc gần nhà, có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống".

Nghề hầm than đước giúp người dân ở Cà Mau có thêm thu nhập khá - Ảnh 7.

Muốn hầm được than, ngoài nguyên liệu thì trước tiên phải có lò. Lò được xây từ gạch thẻ và đất bùn, có hình bầu tròn giống như chiếc nón úp xuống, cao khoảng 3m, đường kính khoảng 4-5m, có cửa lò để chất củi vào và lấy than (trong quá trình hầm than, cửa này được bít lại, chỉ chừa khoảng nhỏ để đốt lửa) và ba ống cho khói thoát ra.

 

Nghề hầm than đước, giúp người dân ở Cà Mau có thêm thu nhập khá - Ảnh 7.

Ông Lê Phước Thân, Hợp tác xã chế biến than Tân Phát chia sẻ, người làm nghề hầm than lâu năm chỉ cần nhìn khói đốt lò là biết được than đã đủ lửa hay chưa để đưa ra quyết định bít lò chờ than nguội.

Nghề hầm than đước, giúp người dân ở Cà Mau có thêm thu nhập khá - Ảnh 8.

"Mỗi mẻ than từ khi xếp củi vào lò đến khi ra bọc bán cho thương lái mất thời gian gần hai tháng. Từ đốn cây, vận chuyển, mỗi lò than tùy theo độ lớn nhỏ mà cho ra được lượng than từ 12-15 tấn", ông Thân chia sẻ thêm.

Nghề hầm than đước, giúp người dân ở Cà Mau có thêm thu nhập khá - Ảnh 9.

Ngày nay, do thị trường sử dụng nhiều chất đốt, như: Gas, điện… nên lượng than tiêu thụ ít, lợi nhuận của các chủ lò than và người làm nghề than cũng giảm theo.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm