Đòn roi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ
Cách dạy trẻ biết yêu thương và quan tâm người khác / Sai lầm khi dạy trẻ tưởng yêu con nhưng lại biến con thành hư hỏng, dễ thất bại
Đối với nhiều bậc cha mẹ, đánh đòn là một cách hiệu quả để kỷ luật con cái hoặc hướng chúng khỏi những hành vi tiêu cực. Tuy nhiên, đánh đòn, tát hay bất kỳ hình thức trừng phạt thân thể nào khác có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ như tăng nguy cơ gây gổ, hành vi chống đối xã hội và các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Đòn roi ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của trẻ như thế nào?
Nghiên cứu công bố mới đây trên tạp chí Child Develop của các nhà nghiên cứu Đại học Harvard cảnh báo, việc đánh đòn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ, tương tự như việc trải qua các hình thức bạo lực nghiêm trọng hơn. Theo nghiên cứu, những đứa trẻ bị đánh đòn có phản ứng thần kinh lớn hơn ở nhiều vùng của vỏ não trước trán (PFC), bao gồm cả những vùng não phản ứng với các tín hiệu đe dọa. Các phản ứng thần kinh bị thay đổi này có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định và xử lý các tình huống.
Các tác giả nghiên cứu lưu ý rằng việc sử dụng bạo lực trong khi kỷ luật trẻ em có liên quan đến sự phát triển của các vấn đề sức khỏe tâm thần, lo âu, trầm cảm, các vấn đề về hành vi và rối loạn sử dụng chất kích thích. Đâu cũng là nghiên cứu đầu tiên đánh giá tác động của việc đánh đòn ở cấp độ sinh học thần kinh, về cách não bộ phát triển.
Đánh đòn không phải là biện pháp duy nhất và tốt nhất
Một số tổ chức và trung tâm nghiên cứu, trong đó có Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, đã phản đối việc sử dụng hình phạt thể chất nghiêm trọng hoặc gây thương tích để kỷ luật trẻ và yêu cầu các bậc cha mẹ sử dụng những phương pháp phi thể chất để thay thế. Hình phạt thể chất có thể giúp ngăn chặn hành vi có vấn đề trong giây lát, nhưng lại có thể không hiệu quả về lâu dài. Nó có thể gây tổn hại về thể chất, khiến trẻ hung hăng hơn và thậm chí tăng khả năng lạm dụng chất kích thích trong tương lai. Vì vậy, thay vì đánh trẻ, bạn hãy thử những biện pháp được chuyên gia gợi ý dưới đây:
- Sử dụng các chiến thuật kỷ luật phù hợp với độ tuổi phát triển của trẻ.
- Không nên kỳ vọng quá nhiều ở trẻ nhỏ.
- Khen thưởng trẻ có hành vi tốt bằng những lời khen ngợi nhẹ nhàng, điều chỉnh lại hành vi và thể hiện tình cảm.
- Giữ bình tĩnh khi trẻ nổi cơn thịnh nộ và sử dụng hình phạt nhẹ và ngắn gọn như tạm dừng hoặc tước bỏ các đặc quyền để xử lý tình huống.
- Nói chuyện với con của bạn về các phương pháp thích hợp để giải quyết xung đột.
- Khi đối xử với những đứa trẻ lớn hơn, hãy cố gắng xây dựng một mối quan hệ yêu thương và tin cậy.
- Nói chuyện với con bạn và giải thích rõ ràng cho chúng biết lý do tại sao hành vi tiêu cực không thể chấp nhận được.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn