Đồng Nai: Ở nơi này có vườn dâu chín vàng trĩu quả, tấp nập người vào ra
Thật không ngờ "gái ế chỏng chơ" như tôi lại được một chàng trai kém 8 tuổi "trồng cây si" và nhất quyết đòi cưới / Sơn La: Trồng rau muống Nhật nơi heo hút, hái mớ nào lái khuân đi mớ đó
Tại nhiều nhà vườn trồng dâu nổi tiếng ở 2 huyện Long Thành, Xuân Lộc, du khách rất thích thú khi được tận mắt chiêm ngưỡng vườn dâu vàng rực rỡ với những chùm dâu sai trĩu quả, vàng ươm từ gốc lên cành cây, trông khá bắt mắt. Dâu da ở những vùng này trái to, nước nhiều và vị chua thanh không quá gắt như dâu trồng ở những chỗ khác.
Bà Nguyễn Thị Chín (ngụ ấp 1, xã An Phước, huyện Long Thành) chuẩn bị những chùm dâu tươi đem bán cho khách ven đường quốc lộ 51
Gắn bó với vườn dâu
Ở huyện Long Thành, “thủ phủ” cây dâu da, loại cây này được trồng tập trung tại các ấp 1, 2, 3, 6, xã An Phước hay ấp 3 của xã Tam An. Nhiều vườn dâu da có tuổi đời từ 20 năm trở lên, một số vườn còn lâu đời hơn. Các chủ vườn đều là người “gạo cội” trong nghề trồng dâu với những vườn cây xum xuê rợp bóng mát.
Thuộc giống cây khó trồng nên muốn dâu ra trái nhiều thì chủ vườn như bà Chín phải để mắt chăm chút kỹ lưỡng. Giữa các vườn dâu phải đào những con mương nhỏ dẫn nước ra vào thường xuyên. Cây càng lâu năm, tỷ lệ đậu trái càng cao và chất lượng hơn hẳn những cây đang kỳ vươn lên phát triển mạnh mẽ.
Vào mùa dâu cho trái, đến thăm vườn của bà Chín, nhiều người đều trầm trồ vì trái sai trĩu, dày đặc từ gốc lên cành.
Ngoài để “phần” cho những mối lái thân quen, cứ mỗi mùa trái chín bà Chín thuê người hái rồi bó gọn thành chùm khoảng 1-2 kg đưa ra quốc lộ 51 bán cho khách đường xa.
Cứ thế khách tận Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương tiện đường ghé qua cũng mua về làm quà thưởng thức.
Cũng là người có tiếng trồng dâu lâu năm ở An Phước, ông Huỳnh Văn Sơn (ngụ ấp 2) cho hay, cây dâu vốn khó tính, không phải năm nào cũng được mùa. Cùng một vùng đất nhưng có vườn trái trĩu cành, vườn thì thất bại. Nếu không kiên trì và cẩn thận chăm sóc, chất lượng trái sẽ giảm xuống.
Theo ông Sơn, tháng 10 âm lịch hằng năm, khi những cơn mưa cuối mùa kết thúc, dâu bắt đầu ra hoa và kéo dài đến tháng giêng năm sau. Tới tháng 3, thời tiết nắng ấm thuận lợi trái dâu từ từ chín ngọt. Toàn thân cây dâu trái treo lủng lẳng thành chùm, chính thức bước vào vụ thu hoạch cho đến cuối tháng 5 âm lịch.
“Năm nay, mã trái dâu không đẹp như những mùa trước, nhưng nhờ giá bán tốt nên nông dân vẫn có lời. Vườn dâu gần 1 hécta của gia đình tôi đem về nguồn thu khá, đủ trang trải cuộc sống gia đình” - ông Sơn cho biết.
Nhà vườn làm du lịch
Những năm gần đây, nông dân các nhà vườn trồng dâu đã mở cửa vườn dâu cho khách đến tham quan, chụp ảnh, kết hợp với bán trái chín ngay tại vườn. Cách làm này mang lại thu nhập cao hơn hẳn so với buôn bán truyền thống.
Du khách tham quan vườn dâu sai trĩu quả nổi tiếng của ông Lê Văn Việt (xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc).
Bà Lê Ngọc Hoa (ngụ ấp 3, xã Tam An, huyện Long Thành) cho biết, vườn dâu trồng xen canh với chôm chôm, măng cụt rộng gần 2 hécta của gia đình mở cửa cho khách tham quan cách đây đã 2 năm. Những dịp cuối tuần, ngày nghỉ lễ, nhất là vào mùa trái chín, khách từ TP.Hồ Chí Minh, TP.Biên Hòa tìm đến tham quan rất đông, vui.
Hiện tại, du khách về tận vườn của bà Hoa mua khoảng 30% lượng dâu ở trong vườn. Dù trái dâu nhìn không bắt mắt nhưng do được áp dụng quy trình sản xuất sạch nên khách rất thích thú. Để thu hút khách vào mùa dâu chín rộ, chủ vườn còn treo bảng giới thiệu, quảng bá về vườn dâu trên mạng xã hội Facebook để mời gọi du khách đến tham quan.
Một trong những vườn dâu đẹp nổi tiếng ở Đồng Nai đang thu hút khách đến tham quan trong mùa dâu chín năm nay là vườn dâu của ông Lê Văn Việt (ngụ xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc). Tại vườn của ông Việt, các cây dâu to trồng sát nhau, tán rộng tạo bóng râm mát mẻ khiến du khách cảm thấy thoải mái dù thời tiết miền Nam đang mùa nắng nóng oi bức. Dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 vừa qua, vườn dâu 100 gốc của ông mỗi ngày đón cả trăm khách ghé thăm.
Ông Việt phấn khởi cho biết, ông đã thành công khi chuyển đổi diện tích đất vườn trồng mía sang trồng dâu. Khi cây cho trái, ông mở cửa cho khách tham quan và thưởng thức trái tại vườn. Thời gian từ lúc mở cửa đón khách đến khi hết trái kéo dài khoảng một tháng rưỡi, sau đó vườn đóng cửa chăm sóc cây cho mùa mới. Nhờ vậy năm nào vườn cũng cho năng suất khá, trái trĩu từ cành xuống tận gốc.
“Tiếng lành đồn xa, qua các trang mạng xã hội, du khách khắp nơi biết đến vườn dâu này ngày một nhiều. Người đến tham quan chủ yếu là để quay phim, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài bán vé vào vườn, lượng dâu chín cũng được khách tiêu thụ nhiều nên thu nhập từ vườn dâu cao hơn nhiều so với việc bán cho mối lái” - ông Việt nói.
Ở Đồng Nai, vào mùa dâu chín rộ còn có một số chủ vườn khác chuyển sang làm du lịch vườn thu hút du khách tham quan gần xa như: vườn Ba Hương (xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc), Út Chín (xã An Phước, huyện Long Thành)... Việc các nhà vườn làm du lịch sinh thái góp phần làm cho mùa dâu chín trở nên rộn ràng hơn vì lượng khách đổ về tham quan ngày một đông; chủ các vườn dâu cũng tất bật hơn với việc bán vé vào tham quan, bán dâu cho du khách, nhờ đó thu nhập của người nông dân cũng khấm khá hơn.
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người