Ngành du lịch thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phát triển trung tâm dữ liệu và bản đồ du lịch
Ngành du lịch sẵn sàng kịch bản kích cầu du lịch lần 2: Du lịch an toàn - hấp dẫn / Du lịch nông nghiệp cần có quy hoạch bài bản và định hướng phát triển du lịch bền vững
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết, trước tác động của dịch Covid-19, ngành Du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động, làm thay đổi cơ bản các mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch năm 2020.
Cụ thể, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2020 chỉ đạt khoảng 3,7 triệu lượt, giảm 80% so với 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34,1%; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 312,2 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7% tương đương 19 tỷ USD. Trước tình hình chung của dịch bệnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành các văn bản hướng dẫn doanh nghiệp du lịch phòng, chống dịch Covid-19; nghiên cứu đề xuất triển khai hai chương trình kích cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” và “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”. Chương trình này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các địa phương và doanh nghiệp, góp phần thu hút khách tăng trở lại, giảm thiểu thiệt hại cho ngành Du lịch.
Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, hiện cả nước có 3.339 doanh nghiệp lữ hành, 26.721 hướng dẫn viên, 30.000 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 195 khách sạn 5 sao. Năm 2020, Việt Nam tiếp tục được bình chọn là điểm đến tiêu biểu trong khu vực châu Á như: Điểm đến Di sản hàng đầu, Điểm đến Văn hóa hàng đầu, Điểm đến Ẩm thực hàng đầu, Điểm đến Golf tốt nhất; đặc biệt, lần thứ 2 liên tiếp được vinh danh là “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới”.Du khách chào cờ ở đỉnh Pansipan.
Trước tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) dự báo khách du lịch quốc tế chỉ có thể bắt đầu quá trình phục hồi từ quý 3 năm 2021. Tuy nhiên, để đạt được mức bằng năm 2019 cần khoảng thời gian từ 2,5 năm đến 4 năm, tùy tình hình kiểm soát đại dịch Covid-19. Nằm trong bối cảnh chung, Du lịch Việt Nam cũng cần nhiều thời gian để phục hồi lượng khách du lịch quốc tế.
Nhằm xây dựng các giải pháp phục hồi du lịch trong thời gian tới, Tổng cục Du lịch và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tập trung vào các nội dung: Định hướng công tác xúc tiến quảng bá du lịch; triển khai hoạt động du lịch an toàn; tiếp tục đề xuất chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động trong ngành Du lịch; giải pháp quản lý một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch mới; quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.
Quảng Bình chào đón vị khách đầu tiên năm 2020.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Hùng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phương châm “Liên kết, hành động và phát triển” là hành động của ngành du lịch trong năm 2021. Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Hùng 6 nhiệm vụ trọng tâm cụ thể của ngành du lịch trong thời gian tới là: Tăng cường liên kết trong ngành Du lịch để phát triển các sản phẩm du lịch, triển khai hiệu quả các chương trình liên kết phát triển du lịch; tập trung vào công tác xây dựng thể chế, rà soát đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Nghiên cứu định vị lại các thị trường du lịch quốc tế, chú trọng “tăng lượng đồng thời với tăng chất”, xây dựng sản phẩm phù hợp với thị trường khách; tập trung tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình kích cầu du lịch, phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa; tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, trong đó tập trung vào phát triển trung tâm dữ liệu ngành Du lịch, bản đồ du lịch; quan tâm phát triển đội ngũ nhân lực du lịch chất lượng cao ở cả cơ quan quản lý nhà nước và định hướng cho các địa phương, doanh nghiệp nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình phục hồi và phát triển trong thời gian tới.
Với những định hướng và phương châm hành động cụ thể, năm 2021 là một năm đầy cơ hội và cũng như thách thức đổi mới để đưa ngành du lịch phát triển. Theo báo cáo, năm 2019, Việt Nam được xếp hạng vị trí thứ 4 về lượng khách du lịch quốc tế đến trong khu vực Đông Nam Á, vượt qua Indonesia và bám sát Singapore. Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới xếp vị trí thứ 6/10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế nhanh nhất thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo