Du lịch

Kiến nghị một loạt giải pháp phát triển du lịch nội địa, du lịch an toàn

DNVN - Với sự tổn thương do đại dịch Covid 19 gây ra, ngành du lịch một trong những ngành chịu tác động nặng nề nhất. Với những giải pháp và hướng đi thích hợp sẽ kích thích thị trường du lịch trong thời gian sắp tới

'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Những dòng sông thơ mộng ở Quảng Bình: Tiềm năng du lịch sông nước không thể bỏ phí

Với tình hình dịch bệnh Covid-19 chưa có dấu hiệu suy giảm, thị trường ngoại đang đóng cửa thì câu chuyện định hướng thị lại trường và tìm hướng đi thích hợp được các nhà hoạch định chính sách, cùng các đơn vị lữ hành “đau đầu” và cố gắng tìm ra giải pháp thích hợp. Câu chuyện an toàn trong du lịch cũng được đặt ra hàng đầu trong bối cảnh Covid-19 đang điễn ra phức tạp, khi chúng ta đang trong quá trình thử nghiệm Vaccine….

Theo báo báo cáo của Tổng cục Du lịch, những năm gần đây, khách nội địa chiếm 82,5%, khách quốc tế chiếm 17,5% tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam. Khách du lịch nội địa đã tăng từ 57 triệu lượt người năm 2015 lên hơn 85 triệu lượt năm 2019, đóng góp đáng kể vào tổng thu của ngành Du lịch, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành Hàng không và nhiều ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, du lịch vẫn tiếp tục chịu những tác động tiêu cực do Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Năm 2020 số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ sụt giảm khoảng 80%, khách du lịch nội địa giảm khoảng 50%, tổng thiệt hại đối với du lịch khoảng 23 tỷ USD, trong đó 16 tỷ USD từ thị trường khách quốc tế

Nhằm cứu cánh cho ngành du lịch trong thời gian sắp tới và chuẩn bị tốt cho sự phát triển của Du lịch Việt Nam, một loạt các giải pháp giúp Du lịch Việt Nam được đưa để cứu ngành du lịch, trong đó những mục tiêu, trong đó việc cơ cấu lại thị trường khách du lịch là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Vấn đề đặt ra với ngành Du lịch Việt Nam là nhanh chóng phục hồi và phát triển du lịch một cách an toàn, bền vững, thích ứng với bối cảnh và xu hướng mới.

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kiến nghị với Chính phủ một số vấn đề: Tiếp tục có chính sách hỗ trợ ngành Du lịch và doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19. Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để phục hồi khách du lịch quốc tế khi điều kiện cho phép. Tăng cường đầu tư công cho phát triển du lịch, đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch, các công trình văn hóa lớn, công viên sinh thái, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch và tăng khả năng tiếp cận điểm đến du lịch. Bên cạnh đó, Đề án tổng thể về chuyển đổi số trong ngành Du lịch đến năm 2030 phục vụ phát triển du lịch cần triển khai đồng bộ và gấp rút.

Theo ông Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn Võ Anh Tài: “Ngành du lịch vừa phòng chống dịch, vừa ưu tiên đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, cần đảm bảo an toàn cho cả du khách, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Do đó, cần có cơ chế kịch bản phối hợp liên vùng, liên ngành hay kinh tế vùng và cần có kịch bản ứng phó kịp thời, kích hoạt ngay nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng, chống lây lan, tạo điều kiện cho du lịch phục hồi, phát triển…

Để tăng hiệu quả kích cầu du lịch, ông Dương Phú Nam, Tổng Giám đốc Tập đoàn Sun Group cho biết: “Kiến tạo và phát triển những sản phẩm du lịch mới, đáp ứng xu thế mới, nhất là sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, du lịch thiền. Gia tăng trải nghiệm, tăng thời gian lưu trú và chi tiêu bằng mô hình "kinh tế đêm", trước mắt nên thực hiện ở một số địa bàn trọng điểm như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Phú Quốc. Ngành cũng nên thiết lập các khu mua sắm tập trung, đảm bảo chất lượng, gia tăng các dịch vụ giải trí, các show nghệ thuật, các loại hình ẩm thực về đêm. Phát huy tinh thần “Đại đoàn kết” tạo liên minh doanh nghiệp - địa phương - chính phủ để phát huy sức mạnh tập thể, tạo thành sóng lớn trong phục hồi thị trường. Tiếp tục phục hồi thị trường nội địa hiệu quả hơn với tinh thần “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam".


Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng: Phát triển du lịch nội địa là hướng đi quan trọng trong bối cảnh Covid-19 diễn biến khó lường. Vì vậy, các ban ngành liên quan cần phân luồng từng đối tượng khách du lịch để thiết lập các sản phẩm du lịch tương ứng. Nâng cao chuyển đổi số trong du lịch, cần phân chia rõ ràng trách nhiệm của nhà nước, và trách nhiệm của doanh nghiệp là xây dựng chuyển đổi số, marketing cho chính doanh nghiệp đó.Chú trọng liên kết, liên ngành, liên vùng và cần hướng đến ở mức độ quốc gia. Chính phủ cần hình thành bộ phận chuyên ngành liên quan nhằm giám sát, ủng hộ, tập kết thường xuyên mối liên kết này.

Theo ông Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel) Nguyễn Quốc Kỳ thì câu chuyện Nhà nước cần sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch sau dịch Covid-19, trong đó triển khai các nhóm về chính sách thuế, tài chính, ngân hàng. Cơ cấu lại ngành Du lịch bảo đảm phát triển theo đúng định hướng ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm nhóm các tiểu ngành như: vận chuyển, lưu trú, dịch vụ, lữ hành; hoàn thiện thể chế, chính sách; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. Bên cạnh đó, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch…

Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, ngành Du lịch Việt Nam cần tập trung khai thác thị trường khách nội địa với những sản phẩm, dịch vụ và chính sách giá phù hợp. Để khi dịch bệnh được đẩy lùi, cần tiếp tục đẩy mạnh khai thác trở lại các thị trường khách quốc tế trọng điểm, các thị trường khách quốc tế tiềm năng, nhưng vẫn phải chú trọng thị trường khách du lịch nội địa.

Với những chính sách và những bài toán chiến lược cụ thể của ngành du lịch, trong thời gian sắp tới khi chúng ta khống chế dịch bệnh an toàn thì câu chuyện phát triển và lấy lại thị trường sẽ không khó khăn. Tuy nhiên, câu chuyện du lịch trong thời điểm hiện nay cần có những bước đi thận trọng, không vội vàng, vì chỉ cần một sai sót trong quy trình du lịch, du lịch an toàn sẽ gây những hệ lụy đáng tiếc và phiền phức nhất cho toàn xã hội…

Thanh Loan
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm