Dùng 1 cây sả theo cách này, đảm bảo không bao giờ sợ rắn "bén mảng" vào nhà
Cách làm gà hấp sả muối thơm ngon cho bữa cơm cuối ngày / Xông hơi tuần 2 lần với chanh + sả + muối + tía tô giúp trị mụn, bớt sạm da
Mẹo đuổirắn với cây sả
Nếu không muốn dùng cây sả treo quanh nhà gây mất thẩm mỹ, bạn có thể dùng tinh dầu sả để đuổi rắn đồng thời mang lại cho ngôi nhà không khí trong lành và tươi mát. Các bạn có thể áp dụng những cách sau để sử dụng tinh dầu sả đuổi rắn:
Xông nhà bằng tinh dầu sả để đuổi và phòng ngừa rắn vào nhà định kỳ 2 đến 3 lần/ tuần. Nếu có thể bạn nên xông nhà nhiều lần hơn để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bạn thấm tinh dầu sả vào miếng bông gòn, sau đó đặt xung quanh nhà để đuổi rắn. Với cách làm này, khi bông đã hết mùi ban có thể thay bằng một miếng bông khác.
Bạn pha tinh dầu sả cùng với nước vào một bình xịt. Bạn xịt hỗn hợp này ở cửa ra vào và xung quanh nhà, những nơi rắn có thể trú ngụ.
Cách ngăn chặn rắn vào nhà bằng trồng cây
Bạn cũng có thể đuổi rắn bằng cách trồng những loài cây có mùi hương đặc trưng mà rắn kiêng kỵ. Cách làm này không những bảo vệ gia đình bạn mà còn mang lại không gian xanh cho ngôi nhà.
Một số loại cây mà rắn kiêng kỵ có thể kể đến là củ nén, hoa lan tỏi tím, cây sắn dây. Đây đều là những loại cây có hương thơm mạnh và cay nồng. Rắn là động vật có khứu giác vô cùng nhạy bén, khi ngửi được mùi hương từ những loại cây này, chúng sẽ cảm thấy khó chịu mà tránh xa ngôi nhà của bạn.
Nuôi chó hoặc mèo đuổi rắn
Bên cạnh phương pháp đuổi rắn bằng hương liệu và cây cỏ thì nuôi chó hay mèo cũng là một cách hay để ngăn chặn rắn. Rắn rất sợ tiếng của chó và mèo, chỉ cần đánh hơi thấy mùi hương của hai loại động vật này, chúng sẽ sợ hãi mà tránh xa.
Nuôi một chú cún hay một bé mèo là mẹo đuổi rắn rất đơn giản mà bạn nên thử. Ngoài ra, mèo có thể bắt chuột và những loại bò sát, côn trùng. Việc trong nhà có nhiều chuột hay côn trùng cũng rất dễ dụ rắn đến nhà vì vậy tiêu diệt hết chuột sẽ hạn chế rắn bò vào trong nhà.
Những biện pháp ngăn rắn vào nhà, kho hoặc những công trình khác có điều kiện sống ưa thích của rắn, như là những nơi có chuột, côn trùng và những nơi tối ẩm ướt trong nhà bao gồm:
1. Bịt kín những lỗ chui lớn hơn 0.6cm. Kiểm tra các góc cửa ra vào, cửa sổ cũng như các đường ống nước và dây dẫn điện, các lỗ trên nền móng cần được trát kín bằng vữa, các phần lỗ thoát nước trong tòa nhà cần được bịt kín bằng lưới mịn (0.3cm)/ vải/ kim loại
2. Bạn có thể làm những hàng rào xung quanh nhà hoặc sân. Những hàng rào chắn rắn có chi phí xây dựng/ lắp đặt khá cao nhưng nếu nhà bạn có trẻ nhỏ, việc làm này sẽ giúp ngăn những nguy cơ con bạn có thể gặp phải.
Thiết kế tuân theo những thông tin của US&WS (Dịch vụ Cuộc sống hoang dã và cá Mỹ). Hàng rào nên được làm từ kim loại nặng, cao 91cm, mắt lưới nhỏ hơn 0.3cm. Mặt đáy lên đến đỉnh tạo thành một góc nghiêng 30 độ
3. Thức ăn ưa thích nhất của hầu hết mọi loại rắn là chuột, chim. Vì vậy, an toàn nhất là bạn nên kiểm soát chuột trong nhà để không thu hút rắn tới tìm kiếm thức ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
“Trong nhà có ba linh vật, gia đình thịnh vượng”, gia đình bạn có bao nhiêu linh vật trong ba vật này?
8 tuyệt chiêu làm sạch đồ dùng thủy tinh, pha lê, hiệu quả ngay từ lần đầu
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào