Đừng chần hay rửa trực tiếp, bạn phải dùng thứ này thịt lợn mới sạch hết bụi bẩn
Mưa dưa hấu không cần gõ vào vỏ, nhìn đúng điểm này đảm bảo chọn được quả ngọn ngọt / Bí quyết chọn gà mổ sẵn chắc thịt thơm ngon, không chứa chất tăng trọng
Bên ngoài miếng thịt lợn có lớp mỡ nên rất nhờn, chỉ một lúc sau khi tiếp xúc với nước rửa, lớp dầu mang theo bụi bẩn, vi khuẩn này sẽ ngưng kết lại hoặc đóng váng trên mặt nước. Do đó, chúng sẽ tiếp tục "đeo bám" thịt, thậm chí còn làm bẩn bồn rửa hoặc dụng cụ rửa.
Do đó, việc rửa thịt bằng nước không phải là cách tốt nhất để loại bỏ bụi bẩn.
Một cách hữu hiệu để xử lý lớp bụi bẩn bám trên thịt lợn là dùng nước vo gạo.Nước này nên là nước vo đầu tiên, không nên dùng nước vo lần 2, 3...
Sau đó cho thịt lợn vào để rửa và để yên trong 5 phút. Lúc này, tinh bột chứa trong nước gạo sẽ hút hết những chất bẩn bám trên thịt lợn.
Sau 5 phút, lúc này bạn sẽ thấy rất nhiều thứ bẩn ở trên bề mặt nước gạo. Dùng tay rửa thịt lợn để những chất bẩn còn bám ở lớp mỡ của thịt cũng trôi ra hết.
Cuối cùng,bạn rửa lại thịt với nước sạch nhiều lần là được.
Công dụng của nước vo gạo
Khi nấu ăn, đa số các bà nội trợ đều bỏ nước vo gạo đi nhưng thực tế đây chính là chất tẩy rửa thiên nhiên lành tính.
Ngoài dùng nước vo gạo để rửa thịt lợn, bạn còn có thể dùng nó để rửa rau, rửa hoa quả. Nhiều loại hoa quả bề mặt còn tồn đọng thuốc trừ sâu, dùng nước vo gạo để rửa hoa quả có thể loại bỏ thuốc trừ sâu, giúp người ăn yên tâm hơn. Sau khi ngâm hoa quả qua nước vo gạo, nhớ rửa lại bằng nước sạch.
Nước vo gạo có thể rửa sạch bát đĩa không quá nhiều dầu mỡ. Nếu không muốn sử dụng các loại nước rửa bát công nghiệp có nhiều thành phần độc hại, bạn chỉ việc sử dụng chiếc giẻ mềm, bằng vải, có tính cọ xát tốt, kết hợp với nước vo gạo sẽ làm cho bát đĩa sạch hơn. Sau khi rửa xong, tráng lại qua nước nóng sẽ thấy bát đĩa vô cùng sạch sẽ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Ngày nào chồng cũng chì chiết vợ là không biết đẻ vì sinh toàn vịt giời, vợ hét lên: ‘Anh giỏi thì đi mà đẻ'