Đời sống

Đừng dại dùng giấm với những vật dụng này: Sạch đâu chưa thấy, hỏng hóc đã chờ

Giấm luôn được biến đến là một trong những chất có công dụng tẩy rửa hàng đầu, tuy nhiên, không phải cái gì cũng có thể làm sạch với giấm.

Mách nhỏ bạn những thực phẩm hỗ trợ lưu thông máu / Những thực phẩm được xem là 'thần dược' của người bị tiểu đường

Giấm không chỉ là một loại gia vị cần thiết trong nhiều món ăn, nguyên liệu làm đẹp mà còn là chất tẩy rửa hiệu quả có thể sử dụng để làm sạch hầu hết các đồ gia dụng trong gia đình.

Tuy nhiên, không phải vật dụng nào cũng có thể sử dụng giấm để làm sạch bởi dưới tác dụng của giấm, chúng có thể bị làm hỏng hoặc hoặc bị ảnh hưởng nhất định về thẩm mỹ.

Dưới đây là danh sách những vật dụng bạn không nên làm sạch với giấm. Cùng tham khảo để tránh khỏi những tình huống trớ trêu, gây tiền mất tật mang nhé.

1. Mặt bàn đá

Mặt bàn đá, đặc biệt là đá hoa cương là một trong những vật dụng trong gia đình tuyệt đối đừng lau bằng giấm. Bởi trong giấm và các loại chất lỏng chứa acid như nước soda, nước chanh,... sẽ gây hại cho đá.

Chất acid có trong giấm sẽ khiến độ sáng bóng của đá bị mài mòn theo thời gian và có thể làm xuất hiện những vết xỉn màu trên đá. Quá trình ăn mòn này có thể gây ra sự thay đổi kết cấu và màu sắc của mặt bàn đá.

Đừng dại dùng giấm với những vật dụng này: Sạch đâu chưa thấy, hỏng hóc đã chờ - Ảnh 1.

Mặt bàn đá sẽ không còn bóng đẹp nếu sử dụng giấm để làm sạch. (Ảnh minh hoạ)

Nên:

 

Nếu bạn muốn vệ sinh mặt bàn đá nhà mình, hãy sử dụng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch.

Nếu không may làm đổ giấm hay bất kỳ loại chất lỏng có chứa acid nào lên bề mặt bàn đá, nhanh chóng lau bằng nước sạch.

2. Các thiết bị điện tử

Việc thường xuyên vệ sinh các thiết bị điện tử không chỉ giúp duy trì chất lượng sản phẩm mà còn bảo vệ sức khoẻ của chúng ta.

 

Đương nhiên, vệ sinh các thiết bị sẽ có nhiều điểm khác biệt với vệ sinh các thiết bị khác. Một điều cần đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không sử dụng giấm để vệ sinh các thiết bị điện tử.

Giấm có thể làm mất lớp phủ oleophobic - lớp phủ bảo vệ trên màn hình giúp màn hình không thấm dầu, tăng độ mịn và giảm dấu vân tay in trên màn hình.

Đừng dại dùng giấm với những vật dụng này: Sạch đâu chưa thấy, hỏng hóc đã chờ - Ảnh 3.

Nếu không muốn điện thoại của mình trở thành đồ bỏ thì đừng dại lấy giấm để vệ sinh. (Ảnh minh hoạ)

Nên:

 

Khi vệ sinh các thiết bị điện tử, tốt nhất nên sử dụng khăn sạch hoặc một miếng vải nhỏ, tẩm cồn.

 

3. Bề mặt bằng gỗ sáp

Cũng tương tự như mặt bàn làm bằng đá, những bề mặt đồ dùng làm bằng gỗ phủ sáp cũng rất “kị” giấm. Bởi nếu sử dụng giấm liên tục trong thời gian dài, lớp sơn bóng bên ngoài sẽ bị xỉn màu.

Ngoài ra, nếu trộn giấm với nước để lau, nước đọng lại có thể gây ra nhiều hư hỏng cho đồ đạc. Chẳng hạn, ván gỗ có thể bị đổi màu hoặc mục nát.

Đừng dại dùng giấm với những vật dụng này: Sạch đâu chưa thấy, hỏng hóc đã chờ - Ảnh 4.

Đồ gỗ sẽ không còn tính chất bền, bóng khi sử dụng giấm để lau dọn. (Ảnh minh hoạ)

Nên:

 

Cách vệ sinh tốt nhất cho nhóm đồ gia dụng bằng gỗ này là sử dụng các loại dung dịch làm sạch dành riêng cho gỗ, và khi lau nên lau nhẹ nhàng bằng khăn ẩm.

Việc này vừa giúp đẩy hết bụi bẩn trên sàn lại còn giúp đồ bền đẹp.

Với những đồ bị mất độ bóng do không may lỡ sử dụng giấm để tẩy rửa, bạn có thể sử dụng chất đánh bóng đồ nội thất để lấy lại vẻ ngoài sáng bóng.

4. Một số bộ phận của máy rửa bát

Có lẽ nhiều chị em nội trợ sẽ ngạc nhiên khi thấy máy rửa bát xuất hiện trong danh sách này. Mặc dù đúng là giấm có khả năng vệ sinh máy rửa bát, thậm chí nhiều người còn sử dụng giấm thường xuyên để vệ sinh máy rửa bát.

 

Nhưng ít ai biết rằng, sử dụng giấm để làm sạch máy rửa bát cần lưu ý không để một số bộ phận tiếp xúc với giấm.

Chất acid trong giấm có thể gây ra phản ứng oxy hoá với các bộ phận khác của máy như phốt, ống dẫn và khiến những bộ phận này bị rò rỉ hoặc hỏng.

Đừng dại dùng giấm với những vật dụng này: Sạch đâu chưa thấy, hỏng hóc đã chờ - Ảnh 6.

Một số bộ phận trong máy rửa bát cần được tránh dùng giấm để vệ sinh. (Ảnh minh họa)

Nên:

 

Vì những lý do trên, chị em không nên thường xuyên máy rửa bát bằng giấm.

 

Thay vào đó, hãy sử dụng chế độ tự vệ sinh của máy, kết hợp với các tất tẩy rửa chuyên dụng để hiệu quả làm sạch được tối ưu nhất.

Ngoài ra, với những chi tiết nhỏ bên trong máy, có thể pha chất tẩy rửa với nước ấm, sau đó thấm vào khăn, dùng tay lau nhẹ nhàng để vừa loại bỏ được vết bẩn, vừa không làm tổn thương, hư hỏng các bộ phận.

5. Máy giặt

Giấm được nhiều chị em đánh giá cao về khả năng làm sạch máy giặt. Nguyên liệu này giúp loại bỏ sự tích tụ của xà phòng, khử mùi hôi trong máy, khử mùi hôi, làm sáng quần áo và loại bỏ các vết bẩn cứng đầu.

Tuy nhiên, cũng tương tự như máy rửa bát, khi sử dụng giấm để vệ sinh máy giặt cần chú ý để giấm không văng làm hư hại các bộ phận như gioăng, ống dẫn,...

 

Đừng dại dùng giấm với những vật dụng này: Sạch đâu chưa thấy, hỏng hóc đã chờ - Ảnh 7.

Dùng giấm để vệ sinh máy giặt rất tốt nhưng cần lưu ý không để các vật dụng dễ hoen gỉ tiếp xúc với giấm. (Ảnh minh hoạ)

6. Các vật dụng làm bằng thép, nhôm và đồng

Trong nhiều trường hợp, giấm được sử dụng để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu bám dính trên thép không gỉ. Tuy nhiên, cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng giấm đậm đặc. Bởi giấm có thể ăn mòn kim loại và có tính acid khi đun ở nhiệt độ cao.

Đừng dại dùng giấm với những vật dụng này: Sạch đâu chưa thấy, hỏng hóc đã chờ - Ảnh 8.

Không nên sử dụng giấm đậm đặc hoặc giấm đun ở nồng độ cao để lau các vật làm bằng thép, nhôm hoặc đồng. (Ảnh minh hoạ)

Nên:

 

Không phải giấm, kem đánh răng mới là nguyên liệu hữu hiệu để giải quyết những vết bẩn trên các vật dụng bằng nhôm, thép, đồng.

 

Bạn có thể sử dụng kem đánh răng độc lập hoặc kết hợp nó với nước rửa bát hoặc baking soda, kết quả sẽ khiến bạn phải bất ngờ.

7. Dầu mỡ

Có công dụng làm sạch hiệu quả và được đánh giá là khá tối ưu, tuy nhiên, giấm hay chất acid lại không thể làm sạch được những đồ vật hay vết bám bởi dầu mỡ.

Nên:

 

Để xử lý những vật dụng bị dính dầu mỡ, nên sử dụng xà phòng và nước nóng hoặc các chất tẩy rửa có tính kiềm.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm