Đời sống

Đừng thất bại chỉ vì không thể vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân

Trong cuộc sống thường nhật, chúng ta có hàng trăm ngàn thứ để sợ khiến ta chùn bước, vì không thể bước qua. Đừng thất bại chỉ vì không thể vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân, hãy mạnh mẽ vượt qua nó với những bí kíp này.

Sợ hãi phát hiện đứa con trong bụng không phải của chồng / Đàn bà nếu muốn hạnh phúc thì nhất định phải gạt bỏ những suy nghĩ này khỏi đầu

Trong cuộc sống, không ít lần con người chúng ta luôn bị nỗi lo lắng vàsợ hãichế ngự, từ việc nói chuyện trước đám đông, đi phỏng vấn hay tham gia một cuộc đàm phán...Nhìn chung, ta có thể phần nào phân loại nỗi sợ theo hai dạng: nỗi sợ bản năng và nỗi sợ tâm lý. Hằng ngày, báo chí và truyền thông đăng tải rất nhiều tin tức tiêu cực dễ khiến ta lo âu, sự sợ hãi đó thuộc về bản năng. Còn những nỗi sợ khác như: sợ thất bại, sợ đứng trước đám đông, sợ mất danh dự… lại là nỗi sợ xuất phát từ tâm lý. Thay vì tránh né, bạn nên nhìn nhận vào chính nỗi sợ của bản thân và học cách xử trí nó.

Thay vì tránh né, bạn nên nhìn nhận vào chính nỗi sợ của bản thân và học cách xử trí nó - Ảnh minh họa: Internet

Vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân chính là tạo cho bạn thêm một cơ hội mới, đừng vì một phút yếu lòng mà chùn bước trước những khó khăn, để rồi gặp phải thất bại.

Làm gì để vượt qua nỗi sợ hãi ở người lớn?

Có rất nhiềuphương pháp vượt qua sợ hãi, chế ngự cảm xúc bản thân là một trong những số đó. Muốn chế ngự được nỗi sợ hãi, bạn phải trải qua năm bước dưới đây:

Ngừng chỉ trích bản thân và chấp nhận nỗi sợ hãi: Đừng chỉ trích bản thân nếu bạn luôn trong trạng thái sợ hãi vì ai cũng có yếu điểm của mình và trên hết, các nỗi sợ xuất hiện đều có lý do. Trước hết, chấp nhận sự tồn tại của chúng như một phần tất yếu của cuộc sống sẽ giúp bạn lấy lại thế chủ động. Tiếp đến, hãy thông cảm và thấu hiểu bản thân mình hơn để tìm ra nguyên do nỗi sợ đến từ đâu. Hai bước này sẽ giúp bạn tìm cách xử trí khó khăn của mình một cách triệt để và hiệu quả hơn.

vuot qua noi so hai 2
Có rất nhiềuphương pháp vượt qua sợ hãi, chế ngự cảm xúc bản thân là một trong những số đó - Ảnh minh họa: Internet

Dần dần làm quen với nỗi sợ hãi: Đây là phương pháp điều trị tiếp xúc (exposure therapy). Phương pháp này thường được thực hiện trong một loạt các bước phân cấp, bắt đầu bằng việc tiếp xúc với một tình huống khiến bạn sợ hãi ở một mức độ tương đối thấp và dần tăng mức độ theo từng bước. Hít một hơi thật sâu và nhìn nhận lại vấn đề của mình sẽ giúp bạn giữ được bình tĩnh để vượt qua nỗi sợ hãi.

Ví dụ: Đối với những người mắc chứng sợ chó, họ có thể bắt đầu phương pháp điều trị tiếp xúc bằng việc nhìn một chú chó nhỏ ở cách họ vài bước chân và cuối cùng tiến đến bước vuốt ve một con chó lớn.Nhà thần kinh học Katherina Haunercủa Viện Rehab Institute of Chicago đã phát hiện ra rằng, giải pháp này có thể cải thiện đáng kể nỗi sợ hãi của chúng ta.

 

vuot qua noi so hai 3
Khi tâm trí bị sự sợ hãi ngự trị, chúng ta thường hướng đến những suy nghĩ tiêu cực - Ảnh minh họa: Internet

Nhìn nhận nỗi sợ hãi và thách thức bản thân: Khi tâm trí bị sự sợ hãi ngự trị, chúng ta thường hướng đến những suy nghĩ tiêu cực. Bạn nên đặt tình huống giả định cho bản thân để hiểu hơn về sự lo lắng như: Điều xấu nhất sẽ xảy ra là gì? Hoặc nếu tình huống không xấu như mình nghĩ thì sao? Những giá trị và ý nghĩa thu lại được là gì? Nếu giá trị thu lại cho bản thân đủ lớn, tại sao không lao ra phía trước để thử?… Có như vậy, bạn mới không bị cuốn theo những suy nghĩ tiêu cực.

Can đảm dấn thân vào nỗi sợ: Người ta thường sợ những thứ mà người ta chưa từng thử trải nghiệm.Sai lầm lớn nhất bạn có thể phạm phải trong đời là luôn sợ hãi mình sẽ phạm sai lầm. Có một sự thật là những căng thẳng, lo âu và hoảng loạn mà nỗi lo sợ gây nên cho bạn. Do đó, hãy can đảm dấn thân vào nỗi sợ.

vuot qua noi so hai 4
Người ta thường sợ những thứ mà người ta chưa từng thử trải nghiệm - Ảnh minh họa: Internet

Rèn luyện để duy trì: Có một sự thật rằng nỗi sợ hãi sẽ quay trở lại theo chu kỳ nếu thói quen mới được hình thành của chúng ta không được rèn giũa thường xuyên. Do đó, khi bắt đầu có những khái niệm đầu tiên trong tiềm thức với việc "quen" với nỗi sợ hãi, dấn thân được vào nỗi sợ hãi, bạn phải duy trì suy nghĩ này trong não bộ bằng hành động. Nói cách khác, nếu đã vượt qua được một lần nói trước đám đông, bạn phải tiếp tục nhiều lần nói trước đám đông.... Nếu một thời gian rất dài sau bạn mới quay trở lại đối mặt, nỗi sợ hãi sẽ không thể biến mất vì những ý niệm trước đó chưa đủ lớn để đánh bật nỗi sợ hãi.

Thật may mắn thay, thói quen của lòng dũng cảm có thể học được, cũng như mọi thói quen khác, thông qua sự lặp đi lặp lại. Chính vì vậy việc để cho bản thân mình chấp nhận càng nhiều thử thách và vượt qua càng nhiều nỗi sợ là cách bạn xây dựng thói quen này."Dũng cảm đi kèm với sợ hãi, nếu không nó đã không được gọi là dũng cảm". Hãy học cách rèn luyện một thói quen dũng cảm và bạn sẽ mạnh mẽ hơn nhiều!

Giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi

Người lớn và trẻ con đều có những nỗi sợ hãi riêng của lứa tuổi, nhưng ở trẻ con, sợ hãi là một điều cần thiết. Khi trẻ sợ hãi tức là trẻ nhận thức được việc mình gặp nguy hiểm - điều mà người lớn luôn lo lắng ở tầm nhận thức của các em bé. Tuy nỗi sợ của trẻ thường là vô hình hoặc không nguy hiểm, nhưng bạnhãy đảm bảo với con rằng mỗi người đều có những nỗi sợ hãi và chúng là tốt vì chúng giúp họ được an toàn. Hầu hết những nỗi sợ hãi của họ đều có điểm chung là chúng đe dọa đến sự sống sót. Vấn đề ở đây là chúng ta thường đẩy nỗi sợ hãi của mình lên quá mức bình thường.

 

vuot qua noi so hai 5
Người lớn và trẻ con đều có những nỗi sợ hãi riêng của lứa tuổi, nhưng ở trẻ con, sợ hãi là một điều cần thiết - Ảnh minh họa: Internet

Nỗi sợ hãi của con bạn có thể làm nó sợ tất cả những con chó mà nó gặp mặc dù hầu hết những con chó đều an toàn. Nỗi sợ ong của con bạn sẽ làm nó sợ sẽ bị con ong đang vo ve quanh những bông hoa tấn công trong khi thực tế thì nó sẽ không tấn công con bé khi nó bước ra ngoài một mình.

Hãy nói với con bạn rằng sự sợ hãi không phải là vấn đề của con mà vấn đề là làm thế nào để con có thể vượt qua được nỗi sợ hãi. Nếu chúng ta không dám đi ra ngoài cả mùa hè vì sợ những con ong thì hành vi đó là một vấn đề mà trẻ cần nhiều hơn nhữngkỹ năng sống vượt qua nỗi sợ hãi. Từ từ, khi các con lớn dần và nhận thức được nhiều hơn, nỗi sợ sẽ biến mất hoặc bạn cũng có thể dạy trẻ những kỹ năng vượt qua nỗi sợ hãi, rèn luyện thói quen dũng cảm ở con.

vuot qua noi so hai 6
Bạn có thể đóng vai trò người làm mẫu cho con để chỉ cho con biết cách bạn muốn con làm để vượt qua nỗi sợ hãi - Ảnh minh họa: Internet

Bạn có thể đóng vai trò người làm mẫu cho con để chỉ cho con biết cách bạn muốn con làm để vượt qua nỗi sợ hãi. Ví dụ nếu con sợ sấm sét, bạn sẽ cho con thấy rằng bạn đang rất bận rộn làm những việc quan trọng và không hề ở cách xa cửa sổ, kiểm tra thời tiết để biết nếu trời có nhiều mây thì đảm bảo rằng bất cứ ở đâu cũng có thể có những cơn bão. Bạn chỉ đơn giản là đang sống cuộc sống của mình bất chấp sự sợ hãi. Nói cách khác, người lớn chính là hình mẫu lý tưởng nhất mà trẻ con sẽ làm theo, do đó, hãy bắt đầu từ chính nỗi sợ hãi của bạn.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm