Đời sống

Những suy nghĩ nguy hại có thể làm tê liệt phẩm chất và phá hủy cuộc sống của bạn

Bạn có đang tò mò rằng thật sự có những “suy nghĩ nguy hại” có thể làm tổn thương đến cuộc sống của chúng ta? Hãy cùng xem nhé.

7 tâm thái của một người có nhân cách cao quý / Trên đời này, thứ gì khiến con người hạnh phúc nhất? Đừng đợi đến khi già rồi mới ngộ ra

Bạn hẳn đồng tình rằng luôn có hai luồng suy nghĩ tiêu cực – tích cực hiện hữu trong tâm trí. Những suy nghĩ gây tổn thương sẽ nằm ở phái tiêu cực.

Một câu hỏi khác lại xuất hiện: Tôi có thể làm gì khi những suy nghĩ tiêu cực đó đến? Việc nhận biết chúng có quan trọng? Nó chẳng phải là những điều thuộc về bản thân tôi, vậy làm sao có thể thay đổi?

Câu trả lời nằm ở bốn chữ “tự do ý chí”. Những suy nghĩ nằm trong đầu bạn, nhưng không vì thế chúng có toàn quyền chi phối cách nhìn thực tế và cách lựa chọn hành động của bạn. Sự tự do ý chí bao gồm hai quá trình: Nhận ra những suy nghĩ tiêu cực, hiểu rõ cách chúng đang làm tổn hại cuộc sống của bạn. Khi nhận ra rồi, việc tiếp theo của bạn là loại bỏ chúng. Khi quyết định loại bỏ một ý nghĩ tiêu cực và thực sự làm được điều đó, bạn sẽ tìm thấy cách thức hành động đúng đắn và tích cực hơn.

Hãy cùng điểm qua 5 suy nghĩ tiêu cực tai hại, đang tàn phá những phẩm chất tốt đẹp và những điều quan trọng khác trong cuộc sống của bạn.

Ảnh minh họa.

1. Tôi cần trừng phạt những người làm tổn thương mình

Đây là một trong những suy nghĩ nguy hại đẩy chúng ta giết chết các mối quan hệ. Nó bắt đầu từ việc cho rằng trong nhiều tình huống, chúng ta là những người bị hại, vì việc đẩy trách nhiệm cho người khác và biến mình thành nạn nhân bao giờ cũng dễ dàng hơn. Để có thể nhận lãnh trách nhiệm về mình, bạn cần có sự dũng cảm và cương trực.

Tuy nhiên, xã hội thụ hưởng ngày nay đang biến con người trở nên yếu đuối, thậm chí hèn nhát. Trong nhiều hoàn cảnh, chúng ta không muốn nhận phần thiệt về mình. Đẩy trách nhiệm cho người khác sẽ khiến người đó phải chịu sự trừng phạt. Bởi trong mắt những người nuôi dưỡng suy nghĩ này, hành động của người khác đang gây hại cho họ.

Suy nghĩ này còn khiến chúng ta tập trung vào việc phân chia “ai đúng”, “ai sai” mà quên đi việc tìm ra cách giải quyết vấn đề thực sự.

 

2. Bất hạnh đến từ những yếu tố bên ngoài và tôi không thể làm gì

Đây là một trong những suy nghĩ nguy hại phổ biến nhất. Bạn có lý khi cho rằng những bất hạnh đổ xuống là từ các lực lượng vô hình vượt khỏi sự hiểu biết, sự kiểm soát của chúng ta, được ấn định cho ta. Tuy nhiên, việc phủ nhận trách nhiệm của bản thân trong hoàn cảnh này là một sai lầm.

Lấy ví dụ, bạn sinh ra trong một gia đình nghèo. Đó là số phận của bạn, là do phúc đức từ những kiếp sống trước của bạn tạo thành. Tuy nhiên, ở mãi trong cái nghèo ấy, hay cố gắng làm việc chăm chỉ, chân chính để thoát nghèo hoàn toàn là quyết định của bạn. Hãy nhìn những bạn trẻ con nhà nghèo vượt khó ở những vùng quê miền Trung của nước ta. Họ nghèo, không có tiền đi học thêm. Nhưng họ chọn cố gắng, nỗ lực học tốt để cải thiện cuộc sống của mình.

Thêm vào đó, suy nghĩ tôi không thể làm được gì sẽ nuôi dưỡng thái độ buông xuôi của mỗi cá nhân. Khi gặp khó khăn, bạn sẽ nghĩ, đó là số phận rồi. Khi gặp thất bại, bạn lại nghĩ là do số tôi nó thế. Suy nghĩ này tưởng đúng theo quy luật “thuận tự nhiên”. Nhưng trên thực tế, bạn đang từ chối nhìn nhận lại những sai lầm của bản thân, để rút kinh nghiệm và tìm ra cách hành xử đúng đắn hơn.

3. Lẩn tránh dễ hơn là đối đầu với các vấn đề

 

Nhiều thông điệp xã hội bảo bạn “đừng làm phức tạp cuộc sống của bạn”, “đừng đi vào những vấn đề của người khác”, để kệ sự việc như nó vốn thế, như thể không có gì xảy ra. Điều này thường biến bạn thành một người thụ động, phục tùng.

Điều tồi tệ nhất của việc không đối đầu với các vấn đề thường lại làm phức tạp chúng lên. Một sự đối mặt kịp thời có thể tránh được một chuỗi tổn thương. Rúc đầu trong cát có thể phải trả giá rất đắt, bạn sẽ tạm thời ngừng nhìn thấy vấn đề nhưng, về lâu dài, hậu quả của thái độ này có thể rất tai hại. Bởi những mâu thuẫn bạn từ chối giải quyết sẽ tích lại. Đến một lúc, chúng sẽ trở thành những mâu thuẫn vô cùng căng thẳng và rất khó để vượt qua.

Cách tốt nhất là hãy nhanh chóng nhận diện và đối mặt với mâu thuẫn ngay khi chúng còn ở trong phạm vi nhỏ. Đừng để những mâu thuẫn ấy loang ra hay trở nên sâu sắc. Lúc đó chúng sẽ như những vết thương. Càng để lâu, càng khó chữa lành.

4. Mọi người không cư xử như cần phải có

Một số người tìm cách giải thích tất cả những xấu xa của thế giới (và của họ) như một hậu quả hợp lý của các thủ đoạn mưu toan của người khác. Những người này không cư xử như cần phải có, vì thế mọi việc xấu đi trong gia đình, trong công tác.

 

Cách suy nghĩ này ngăn trở bạn nhìn vào bản thân mình, phân tích đánh giá các suy nghĩ, hành động của mình trong hoàn cảnh ấy. Người kia có thể có lỗi, có thể cư xử chưa đúng với điều họ nên làm. Tuy nhiên, bạn không thể dựa vào thực tế đó để khẳng định rằng “Tôi hoàn toàn đúng” trong tình huống này. Đồng thời, bạn cũng không thể thay đổi hành vi của người kia khi chăm chú vào tìm các lỗi sai của họ.

Khi nuôi dưỡng suy nghĩ “mọi người không hành xử như cần phải có”, bạn đang hạn chế sự chủ động tìm cách giải quyết vấn đề của mình. Thay vì nghĩ xem người khác đã cư xử đúng hay chưa, bạn hoàn toàn có thể xem xét hành vi của mình và tìm ra cách tích cực nhất để thay đổi tình huống từ góc độ cá nhân.

Nhìn nhận và thay đổi chính mình là điều duy nhất bạn có thể làm trong mọi hoàn cảnh. Đây dường như là cách phát huy hiệu quả nhất trong khi bạn giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề.

5. Mọi thứ không theo cách tôi muốn và nó thật khủng khiếp

Suy nghĩ nguy hại này thường có trong tâm trí những người thường coi mình là trung tâm của vũ trụ; thói cho mình là trung tâm ngăn cản họ lên tiếng thừa nhận rằng có thể họ đã nhầm. Từ đó, nó khiến bạn cảm thấy thất vọng bởi mọi thứ không diễn ra theo cách bạn muốn.

 

Họ cho rằng chỉ có một cách duy nhất để nhìn nhận các sự việc, và tất nhiên đấy là cách của họ. Khi thực tế ngược lại mong muốn của họ, họ không thể vượt qua điều đó để mở rộng tầm nhìn. Thay vào đó, họ quyết định phủ nhận nó. Sự phủ nhận khiến người đó đứng yên tại chỗ với những khó chịu, buồn bực.

Nếu có thể bước ra khỏi những cảm xúc tiêu cực, nhìn nhận một cách bình tĩnh vấn đề, bạn sẽ thấy mọi thứ đều có nguyên do. Hiểu được nguyên nhân và tình hình thực tế, bạn sẽ có được những điều chỉnh đúng đắn cho hành vi của mình.

Tất cả những suy nghĩ nguy hại này cực kỳ độc hại vì chúng sẽ làm suy giảm sức mạnh tự chủ này mà tất cả chúng ta đều có. Từ đó biến chúng ta trở thành những con người yếu đuối.

Cuộc sống là một bài kiểm tra với rất nhiều những đề thi khó. Nhưng sự tự chủ và tinh thần hướng đến những điều thiện lành, chân chính sẽ giúp bạn vượt qua những bài kiểm tra này một cách tốt đẹp.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm