Được thừa kế hơn 100.000 di vật văn hóa, người đàn ông đưa ra quyết định khiến ai cũng 'tiếc ngẩn ngơ'
Những cổ vật "lạc loài" trong viện bảo tàng khiến bạn không thể nhịn cười / 10 cổ vật độc đáo và cổ xưa nhất của loài người
Tuy nhiên, người đàn ông đó đã đưa ra một quyết định đầy mạo hiểm khiến ai biết cũng vô cùng kinh ngạc.
Người đàn ông đó tên là Triệu Thái Lai, sinh năm 1954 tại Đông Quan, Quảng Đông. Ông chính là chắt của nhà ngoại giao nổi tiếng Ngũ Đình Phương. Sau khi bố mẹ mất vào năm 1969, ông theo dì tới Hồng Kông sinh sống và đây cũng chính nguồn cơn cho bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời ông.
Dì của ông không kết hôn và không có con cái nên bà coi Triệu Thái Lan như con đẻ của mình. Chính vì thế, trước khi ra đi, bà đã đưa cho ông một bản di chúc thừa kế tài sản hợp pháp của mình ở bên Anh Quốc. Đồng thời đưa cho ông một tấm bản đồ và yêu cầu ông phải không được nói với bất kỳ ai về bí mật này.
Gia sản khổng lồ
Sau khi người dì mất, Triệu Thái Lai nhận được thông báo sang Anh để thừa kế tài sản. Đó là một trang viên lớn ở ngoại ô London do gia đình ông đã mua từ lâu. Triệu Thái Lai đã mất rất nhiều thời gian đi theo bản đồ mới tìm được căn hầm bí mật được giấu kín.
Trời không phụ lòng người, khi bước vào căn hầm, Triệu Thái Lai cảm thấy thực sự choáng váng khi trước mặt mình là một kho báu khổng lồ.
Bên trong căn hầm là vô số những bức tranh cổ, tranh thư pháp, bình gốm sứ, đồ đồng, bảo vật, thậm chí là cả đồ trang sức quý giá. Đây đều là những bảo vật do nhiều thế hệ trong gia tộc ông sưu tầm.
Bản thân Triệu Thái Lai cũng là một người rất thích nghiên cứu và sưu tầm các di vật văn hóa nên ông hiểu những đồ vật trong này đều có giá trị vô giá. Chính lúc này, Triệu Thái Lai đã đưa ra quyết định ít ai có thể làm được trong hoàn cảnh này là cứu lấy những bảo vật mà gia đình để lại.
Ông quyết định bán toàn bộ tài sản tại Hồng Kông, gác lại sự nghiệp hội họa của mình và chuyển đến London sinh sống. Ông cũng quyết định không nói với ai, kể cả vợ của mình để lau dọn, làm sạch và phục hồi lại những món bảo vật này một mình.
Trong căn hầm tối tăm và ẩm thấp, Triệu Thái Lai đã đánh đổi 10 năm công sức, nhận về những thương tật, dị nghị của người thân để phục chế lại hơn 100.000 di vật văn hóa. Trong số có tới hàng nghìn di vật được đánh giá là di tích văn hóa quốc gia cấp một và hai.
Thậm chí trong bộ sưu tập còn có cả những bộ quần áo bằng vàng có từ thời Thương, Chu, Xuân Thu và Chiến quốc cho tới các triều đại nhà Minh, nhà Thanh. Theo ước tính của các cơ quan truyền thông, tổng giá trị của bộ sưu tập này lên tới hàng tỷ nhân dân tệ.
Bất ngờ hơn nữa, Triệu Thái Lai đã quyết định bỏ qua cơ hội làm giàu nhanh chóng (nếu ông bán các cổ vật này đi), thay vào đó ông lại tìm cách đóng gói và chuyển toàn bộ về Trung Quốc. Để bù vào khoản tiền vận chuyển đắt đỏ từ Anh về Trung Quốc, ông đã không ngần ngại bán 4 căn biệt thự của mình.
Sau đó, Triệu Thái Lai đã hiến tặng toàn bộ số cổ vật cho Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc. Ông cũng chia sẻ rằng, đây đều là tài sản của quốc gia bị thất lạc nên hành động này chỉ là ông muốn góp một chút công sức cho đất nước mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Tại sao tục ngữ nói: “Bảy mươi tuổi không nên đi viếng mộ”? Lời dạy của cổ nhân chứa đựng giá trị tâm linh sâu sắc
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?