Khám phá

Nhiều lần bị mộ tặc viếng thăm, vơ vét sạch nhưng ngôi mộ cổ vẫn giữ được cổ vật giá trị nhất: Nhờ vào vẻ ngoài lạ lẫm

Vì hình dáng bên ngoài của cổ vật này có vẻ "vô dụng", nó đã may mắn thoát khỏi số phận bị cướp đi. Tuy nhiên, với các chuyên gia, đây là thứ có giá trị không thể đong đếm nổi.

Bí mật bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng / Lăng mộ gần 2.000 năm tuổi chứa thi hài Tào Tháo mang đầy bí ẩn

Khoa học kỹ thuật hiện đại ngày nay đã cho phép chúng ta khám phá rất nhiều bí ẩn trong quá khứ, thế nhưng lịch sử vẫn luôn tồn tại những biến số thách thức trí tò mò của con người.

Trung Quốc là một trong những dân tộc có nền văn hóa lâu đời nhất trên thế giới, với bề dày lịch sử gần năm nghìn năm, đây là vùng đất đầy hấp dẫn với các nhà khảo cổ khi nghiên cứu về văn minh loài người.

Những năm 1970 là thời kỳ bùng nổ của ngành khảo cổ học Trung Quốc với việc phát hiện ra quần thể di tích lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Tây An cùng hàng ngàn chiến binh đất nung.

Sự kiện này khi ấy đã trở thành tâm điểm của cả thế giới, và vô tình cũng rời tầm mắt của công chúng khỏi một sự kiện khác cũng không kém phần thú vị. Đầu năm 1970, khi các nhà khảo cổ đang khảo sát ở Ngân Tước Sơn thuộc phía Đông Nam thành phố Lâm Nghi tỉnh Sơn Đông thì tình cờ phát hiện ra hai ngôi mộ cổ lớn nằm trên một ngọn đồi.

Nhiều lần bị mộ tặc viếng thăm, vơ vét sạch nhưng ngôi mộ cổ vẫn giữ được cổ vật giá trị nhất: Nhờ vào vẻ ngoài vô dụng! - Ảnh 1.
Hiện trường khai quật hai ngôi mộ ở Sơn Đông. Nguồn: Sohu.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thời gian chôn cất của hai ngôi mộ được xác định vào khoảng 140 TCN/134 TCN và 118 TCN. Đây là lăng mộ của quý tộc thời nhà Hán và được đặt tên là Lăng mộ Ngân Tước Sơn.

Tuy nhiên, điều đáng buồn là khi được phát hiện, cả hai ngôi mộ đều đã ở trong tình trạng đổ nát, điêu tàn. Đây là kết quả sau khi bị bọn trộm mộ "viếng thăm" nhiều lần. Điều này đã khiến các nhà khảo cổ vô cùng thất vọng bởi thoạt nhìn, ngôi mộ đã mất đi gần hết giá trị nghiên cứu.

Cổ vật còn sót lại

Khi tìm hiểu kỹ lưỡng ngôi mộ rỗng, đội khảo cổ lại phát hiện ra một cổ vật vô cùng giá trị. Vì hình dáng bên ngoài của cổ vật này có vẻ "vô dụng", nó đã may mắn thoát khỏi số phận bị cướp đi. Tuy nhiên với các chuyên gia, đây là một đồ vật "nghịch thiên", có giá trị không thể đong đếm nổi.

Đó là những thẻ tre được chế tác vô cùng tinh xảo có niên đại 2.000 năm trước. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy tổng cộng hơn 5.000 chiếc - con số lớn nhất trong lịch sử khai quật lúc bấy giờ.

Tuy các ký tự và mực trên những thẻ tre này đã bị mờ nhưng phần lớn vẫn có thể nhận ra. Sau khi phân loại và nghiên cứu, các chuyên gia vô cùng vui mừng bởi đây là "cuốn sử ký" ghi lại lịch sử của thời kỳ đó. Chúng là nguồn tư liệu vô cùng quý giá, là thứ đã chứng kiến và giờ là kể lại câu chuyện của cả một vương triều đã bị chôn vùi trong quên lãng hơn hai ngàn năm.

 

Nhiều lần bị mộ tặc viếng thăm, vơ vét sạch nhưng ngôi mộ cổ vẫn giữ được cổ vật giá trị nhất: Nhờ vào vẻ ngoài vô dụng! - Ảnh 3.
Thẻ tre Ngân Tước Sơn. Nguồn: Sohu.

Đồng thời ngay tại đây, các chuyên gia cũng đã tìm thấy thẻ tre ghi lại "Binh pháp Tôn Tẫn" và "Binh pháp Tôn Tử".

Với việc phát hiện ngôi mộ cổ này, 16 chương của cuốn "Binh pháp Tôn Tẫn" do Tôn Tẫn (382 TCN - 316 TCN) - một quân sư, một nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng thời Chiến Quốc đã thất truyền từ lâu nay đã đến được với công chúng, 5 chương chưa từng được biết tới của bộ "Binh pháp Tôn Tử" cũng đã được khám phá.

Đáng kinh ngạc hơn, những thẻ tre này còn ghi lại 7 chương của cuốn "Lục Thao" tưởng như chỉ có trong truyền thuyết.

"Lục Thao" hay còn được gọi là "Thái công binh pháp" tương truyền do đích thân Khương Tử Nha (1156 TCN - 1017 TCN) sáng tác, ông được coi là nhà tư tưởng quân sự đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc và là người đầu tiên đưa ra những lý luận có hệ thống về mưu lược dùng binh trong chiến tranh. Ông là công thần giúp Chu Vũ vương Cơ Phát đánh bại Đế Tân và lập nên nhà Chu (1122 TCN - 249 TCN).

Có thể nói thẻ tre Ngân Tước Sơn đã vén lên màn sương phủ bao lâu nay cho các nhà quân sự lỗi lạc của dân tộc trung Hoa.

 

Tại thời điểm lăng mộ chưa được khai quật, hầu hết các ý kiến đều cho rằng "Binh pháp Tôn Tử" và "Binh pháp Tôn Tẫn" thực chất chỉ là một cuốn sách và Tôn Tử hay Tôn Tẫn chỉ là cách gọi khác của cùng một tác giả. Tuy nhiên, thành quả của cuộc khai quật đã cho thấy Tôn Tẫn và Tôn Tử là hai người khác biệt còn "Thái công binh pháp" cũng thật sự không phải truyền thuyết.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm