Dứt điểm rối loạn tiền đình với 3 món ăn đơn giản sau, không cần đến bác sĩ
CLIP: Thách thức trí thông minh với những câu đố mẹo cực khó / Tuyệt đối không uống nước gừng vào buổi tối
Rối loạn tiền đình, căn bệnh khiến nhiều chị em bị phải suy kiệt
Vì bản chất công việc nên nhiều người phải thức khuya mỗi ngày. Thời gian đầu có thể không xảy ra vấn đề gì nhưng một thời gian dài thức khuya liên tục sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, choáng váng rồi lăn ra ngất xỉu. Ban đầu, mọi người có thể lầm tưởng đó là do ngủ không đủ giấc, ăn uống thất thường nên cơ thể mệt mỏi. Nhưng thực ra khi đó là chúng ta đã bị chứng rối loạn tiền đình
Tiền đình nằm ở đâu?
Tiền đình là một hệ thống thuộc thần kinh nằm ở phía sau ốc tai, có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Dây thần kinh số 8 là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển,cúi, xoay…hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc để giữ thăng bằng cho cơ thể.
Tổn thương dây thần kinh số 8 do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch làm cho cơ thể mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn,… Đó chính là hội chứng rối loạn tiền đình.
Ngoài ra, động mạch nuôi dưỡng não do tắc nghẽn hoặc thiếu máu cũng khiến cho hệ thống tiền đình tiếp nhận thông tin chậm hoặc sai lệch từ não bộ, gây ra hội chứng rối loạn tiền đình.
Hội chứng rối loạn tiền đình – Nguyên nhân do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn tiền đình. Thậm chí có những nguyên nhân mà chúng ta ít ngờ đến nhưng lại là tác nhân chủ yếu gây bệnh.
Huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch, rối loạn nội tiết ở tuổi tiền mãn kinh,…là những nguyên nhân phổ biến nhất làm tắc nghẽn mạch máu, gây ra hội chứng rối loạn tiền đình mà chúng ta vẫn thường nhắc đến.
Hội chứng Stress (lo lắng, căng thẳng, mất ngủ…) là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra rối loạn tiền đình. Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hoocmon Cortisol gây ra một loạt các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… gây tổn thương hệ thống thần kinh, trong đó có dây thần kinh số 8. “Con đường” truyền dẫn truyền thông tin này bị “hư hại” khiến hệ thống tiền đình nhận được thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu, dẫn đến rối loạn tiền đình.
Hội chứng tiền đình là hậu quả của một số bệnh lý như: viêm tai giữa, thiên đầu thống, viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, u não, …Với nguyên nhân này, người bệnh cần phải được can thiệp bằng ngoại khoa và các biện pháp y học hiện đại.
Môi trường sống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng gây nên rối loạn tiền đình như ô nhiễm âm thanh, cơ thể bị nhiễm độc do dùng một số loại thuốc trị bệnh, hóa chất, thói quen ăn uống, sử dụng rượu, bia, chất kích thích,…
Những món ăn là bài thuốc hữu hiệu chữa rối loạn tiền đình cực hiệu quả.
Não heo hấp ngải cứu
Đứng ở góc độ y học mà nói, não heo là thực phẩm có vị ngọt, tính hàn, chứa nhiều những khoáng chất phổ biến như canxi, phốt pho, sắt có tác dụng nhất định trong việc bồi bổ xương khớp, hỗ trợ điều trị chứng đau đầu, chóng mặt, thần kinh suy nhược…
Còn theo sách y học cổ truyền thì ngải cứu là một cây thuốc nam rất thân thiện với sức khỏe, nó giúp hỗ trợ chữa các bệnh như: điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, an thai, mụn nhọt, lưu thông máu lên não
Cách làm: 1 bộ não heo, gỡ bỏ những mạch máu lớn, trần qua nước sôi. Hái 1 năm lá ngải cứu lớn rửa sạch, thái đoạn dài khoảng 2cm. Sau đó, rửa một ít rau diếp cá bằng nước muối. Tiếp theo, xếp não heo và ngải cứu vào tô rồi hầm cách thủy (nước hầm sôi chừng 40 phút) là được. Khi sắp bắc xuống, rắc thêm rau diếp cá vào. Lưu ý: nên ăn nóng, ăn liên tục trong 1 tuần.
Sườn non nấu lá đinh lăng
Một trong những tác dụng chữa bệnh của cây đinh lăng phải kể đến là bệnh hoạt huyết dưỡng não, chữa trị tiền đình. Dưới tác dụng của đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn. Từ xa xưa, ông bà ta đã dùng đinh lăng điều trị các bệnh kém tập trung, suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể.
Cách làm: Lá đinh lăng rửa sạch và để ráo nước. Tiếp đến, chặt sườn thành miếng vừa ăn, rửa sạch bằng nước muối, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Ướp sườn với gia vị như hành khô, hành lá, hạt tiêu, mắm, muối, đường… để khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
Cho sườn vào nồi và hầm nhỏ lửa, canh hớt bọt cho nước trong. Hầm đến lúc sườn chín mềm thì cho lá đinh lăng vào, đậy nắp lại. Khi hương thơm đặc trưng của lá đinh lăng lan tỏa thì tắt bếp, nêm lại gia vị cho vừa ăn.
Ngoài ra để giúp điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả, chúng ta có thể tập thêm yoga và một số môn thể dục nhẹ khác để có thể cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình. Đồng thời, cần đi khám để xác định đúng bệnh và có chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp trị bệnh thích hợp.
Canh mộc nhĩ thịt xay
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, mộc nhĩ rất giàu các nguyên tố vi lượng như magiê, kali, natri, đặc biệt chứa nhiều vitamin nhóm B, nhất là vitamin B2. Điều bất ngờ là tỷ lệ sắt và canxi trong mộc nhĩ cao gấp 30 – 70 lần trong thịt. Theo Đông y, đây là thức ăn điều trị rối loạn tiền đình rất tốt
Cách làm: Ngâm mộc nhĩ cho nở ra sau đó rửa sạch rồi thái chỉ, thịt nạc xay nhuyễn. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi nấu cùng với 600ml nước, đun sôi rồi vặn nhỏ bếp để hầm đến khi còn lại khoảng 200ml là được (nếu dùng nồi áp suất thì cho lượng nước ít hơn một chút nhé).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết