Gà hầm ngải cứu - món ăn dinh dưỡng tuyệt vời dành cho các chị em phụ nữ
6 món ngon xuất sắc từ thịt ba chỉ, tha hồ 'đổi gió', ăn không sợ ngán / Mâm cơm 3 món ngon nấu nhanh cho chị em khỏi ‘đổ mồ hôi, sôi nước mắt’ khi vào bếp ngày nóng nực
1. Tác dụng của gà hầm ngải cứu
- Phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh: Phụ nữ sau sinh thường rất mệt mỏi do đau và mất nhiều máu trong quá trình sinh con. Do đó, sau sinh sản phụ có thể ăn gà hầm ngải cứu để giúp bổ máu, phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn. Gà hầm ngải cứu có tác dụng co hồi tử cung tốt nên sẽ giúp phụ nữ sau sinh đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn.
- Cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao, gồm 18 loại acid amin, vitamin A, B, E, nguyên tố vi lượng,… cho người kém ăn, suy dinh dưỡng, mới ốm dậy.
- Đối với phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh bị suy giảm nội tiết tố có thể ăn gà hầm ngải cứu. Bởi vì, khi buồng trứng teo lại do quá trình lão hóa không sản xuất đủ nội tiết tố cho cơ thể thì món ăn này sẽ giúp kích thích các cơ quan khác trong cơ thể như tuyến thượng thận sản xuất isoflavone và tiền chất estrogen, sau đó tổng hợp thành estrogen.
- Gà hầm ngải cứu còn giúp chị em phụ nữ giảm đau bụng khi hành kinh. Do đó, trong những ngày “đèn đỏ” chị em có thể nấu món gà hầm ngải cứu để ăn, nó vừa bổ máu, vừa giảm đau bụng kinh hiệu quả.
2. Cách chế biến gà hầm ngải cứu
Nguyên liệu
- Thịt gà: 1 con
- Ngải cứu: 150g
- Nghệ, gừng, chanh, ớt
- Rượu trắng: 1 muỗng canh
- Nước dùng hầm xương gà (hoặc nước bình thường cũng được)
- Gia vị thông thường: muối, đường, hạt nêm, tiêu
Cách làm
- Sơ chế nguyên liệu
+ Gà rửa sạch, sau đó dùng muối thoa đều lên phần thân để loại bỏ mùi tanh. Tiếp đến, dùng chanh chà xát, rồi rửa lại bằng nước sạch.
+ Gừng, nghệ cạo vỏ rửa sạch, ớt rửa sạch, băm nhỏ.
+ Ngải cứu ngắt lấy phần ngọn non, lá để hầm gà. Phần thân già thì cắt khúc nhỏ, cho vào túi lọc trà để lát hầm cùng.
+ Ướp gà với 1 thìa hạt nêm + ½ thìa hạt tiêu + 1 thìa muối trong 30 phút cho ngấm gia vị.
- Nhồi 1 phần lá ngải cứu vào bụng gà, sau đó dùng tăm xiên kẹp lại để tránh ngải cứu bị rơi ra ngoài. Phần ngải cứu còn lại thì xếp xuống đáy nồi.
- Tiếp đến, cho gà vào cùng túi lọc trà đã có sẵn thân ngải cứu. Đổ nước vào nồi sao cho ngập gà rồi đậy vung lại.
- Hầm gà trên bếp ở lửa to đến khi nước sôi thì dùng thìa hớt phần bọt trắng đi để nước gà được trong và ngon hơn.
- Sau đó, hầm gà thêm khoảng 30 - 45 phút ở lửa nhỏ.
- Cho thêm rượu trắng vào để làm tăng hương vị, nêm nếm lại gia vị vừa ăn và đun thêm 15 phút thì tắt bếp.
Món gà hầm ngải cứu với thịt gà và ngải cứu ăn mềm, nước dùng thơm ngon đậm đà. Sau khi đã hoàn thành, bạn múc gà ra bát và ăn khi còn nóng.
Lưu ý khi làm và ăn món gà hầm ngải cứu
-Gà nên chọn loại gà ta để khi hầm xong thịt gà sẽ không bị quá nát.
- Khi chế biến gà hầm ngải cứu bạn có thể cho thêm 1 số vị thuốc tốt cho sức khỏe như: táo đỏ, kỳ tử, ngó sen, hạt sen…
- Những người bị rối loạn đường ruốt cấp tính, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và người mắc bệnh viêm gan không nên ăn món ăn này vì sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu rất dễ dẫn đến tình trạng sảy thai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn