Gắp cho nhau ăn, dùng chung bát nước chấm, tưởng thân thiện mà lại dễ sinh bệnh
Chuối xanh chính là "thần dược" chữa bách bệnh giúp cả đời sống khỏe lại thọ lâu mà nhiều người không biết / Cho tinh bột nghệ vào 2 món này để cả đời sống khỏe
Người Việt có thói quen chấm chung một chén nước chấm, dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác để tỏ sự hiếu khách. Một số người còn dùng đũa “khua khoắng” hết miếng này đến miếng khác trên đĩa chung trước khi gắp được một miếng ưng ý, rồi lại dùng chính đũa của mình gắp cho người khác.
BS. Trần Ngọc Lưu Phương (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Khoang miệng của mỗi người chứa gần 80 triệu vi khuẩn khác nhau, trong đó có những vi khuẩn gây bệnh như: Viêm gan A, viêm gan E, viêm loét dạ dày, tiêu chảy... có thể lây lan qua đường ăn uống chung”.
Vậy là chính cái hành động gắp thức ăn được cho là phép lịch sử đó lại chính là con đường gây bệnh vô cùng nguy hiểm.
Một số căn bệnh có thể lây nhiễm thông qua việc gắp thức ăn cho nhau, dùng chung bát nước chấm gồm:
Viêm gan A
Bệnh do virus lây qua đường ăn uống. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gặp ở tuổi thanh thiếu niên. Viêm gan A hoàn toàn có thể lây từ người này sang người kia thông qua đường ăn uống.
Bệnh dạ dày, tá tràng
Nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này là do vi khuẩn HP. Mà thói quen gắp đồ ăn cho nhau, ăn chung đũa, dùng chung bát nước chấm lại chính là nguyên nhân làm vi khuẩn HP lây truyền từ người này sang người khác.
Thói quen này có thể làm tăng tỷ lên nhiễm vi khuẩn HP lên 56%. Nếu người lớn mớm cơm cho trẻ nhỏ thì càng làm tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm vi khuẩn.
Ngoài ra, vi khuẩn HP có thể dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày.
Bệnh thương hàn
Đây là bệnh truyền nhiễm đường ruột cấp tính, nhiễm khuẩn toàn thân do trực khuẩn salmonella gây nên.
Bệnh có khả năng lây lan mạnh và lây từ người này sang người khác thông qua ăn uống hoặc tiếp xúc gần gũi. Nếu ăn chung với người mang bệnh cũng rất dễ khiến bản thân bị nhiễm bệnh.
Để phòng ngừa bệnh cần tiêm vắc xin, vệ sinh cá nhân, ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ và giữ vệ sinh nhà cửa.
Bệnh kiết lỵ
Đây là bệnh nhiễm trùng đường ruột gây ra tiêu chảy. Bệnh thường lây lan do vệ sinh kém, thông qua tiếp xúc với tay, nguồn nước, thức ăn nhiễm khuẩn.
Nếu dùng bữa chung với người mang vi khuẩn kiết lỵ cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở người lành.
Căn bệnh có thời gian ủ bệnh thường là 1 – 3 ngày. Các biểu hiện lâm sàng là đau bụng, tiêu chảy, có mủ nhầy và máu trong phân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2