Gia Lai: Bỏ lên núi trồng 6 trại nấm, lãi ròng 600 triệu đồng mỗi năm
Sơn La: Trồng cỏ nuôi con uống nước lã, mỗi năm kiếm đôi trăm triệu đồng / Bình Phước: Có 1 ha vườn trồng "lung tung" thôi mà 9X lời 1,5 tỷ/năm
Ông Hiệp cho biết, gia đình ông có kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề trồng nấm. Nghề này rất phù hợp với những vùng có thời tiết mát mẻ. Vì vậy, năm 2014, sau chuyến lên Gia Lai thăm người quen, ông đã quyết định chọn mảnh đất này làm nơi phát triển nghề trồng nấm vì điều kiện thời tiết khá lý tưởng.
“Gia đình tôi gắn bó với nghề trồng nấm từ năm 1997. Lúc đó, quy mô các trại nấm của gia đình ở Đồng Nai lớn hơn đây rất nhiều. Nhưng do thị trường cạnh tranh gay gắt nên xét về hiệu quả kinh tế thì không bằng bây giờ”-ông Hiệp nói.
Ông Hiệp kiểm tra trại nấm của gia đình. Ảnh: V.T
Dẫn chúng tôi tham quan các trại nấm, ông Hiệp cho biết, trên diện tích 5 ha đất sản xuất của gia đình, ngoài trồng cao su và cà phê, ông dành khoảng 12.000 m2 xây dựng 6 trại nấm, khu vực nhà lò, khu vực vào bịch và ủ nấm. Tổng kinh phí đầu tư cho mô hình trồng nấm là 1 tỷ đồng. Trong 6 trại nấm, ông Hiệptrồng 4 loại nấm gồm: nấm mèo (mộc nhĩ), nấm sò (cả trắng và xám), nấm rơm, nấm bào ngư với tổng cộng khoảng 120.000 bịch.
Do có diện tích sản xuất lớn nên mỗi trại nấm được ông Hiệp xây dựng với khoảng cách nhất định để đảm bảo độ thoáng, tránh lây lan bệnh trên cây nấm.
“Nấm rất dễ nhiễm bệnh nên khu vực trồng phải đặt cách xa khu dân cư và khu chăn nuôi gia súc để tránh các loại vi khuẩn xâm nhập. Trồng nấm đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm. Một số hộ trong vùng cũng đến học hỏi kinh nghiệm rồi về xây trại trồng nấm nhưng sau một thời gian phải ngậm ngùi bán trại vì nấm bị nhiễm bệnh, thu hoạch không đạt, hiệu quả kinh tế không cao”-ông Hiệp cho hay.
Cũng theo ông Hiệp, nhu cầu tiêu thụ nấm sạch trên địa bàn tỉnh rất lớn. Do đó, ngay từ khi bắt đầu sản xuất, ông đã chọn hướng trồng nấm theo quy trình sinh học để cho ra các sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, để tạo nguồn hàng ổn định và liên tục cho thương lái, trại nấm của ông sản xuất kiểu gối đầu từng đợt.
Với các loại nấm bào ngư, nấm sò, từ lúc treo bịch đến khi thu hoạch xong khoảng 5 tháng. Sau khi thu hoạch, các bịch nấm được gỡ xuống để khử trùng trại rồi tiếp tục quay vòng sản xuất. Để tận dụng nguyên liệu là các bịch nấm đã thu hoạch xong, ông Hiệp tiếp tục ủ làm nấm rơm.
“So với các loại nấm khác, nấm rơm có chi phí đầu tư thấp nhưng giá bán lại cao hơn rất nhiều. Hiện tại, giá nấm rơm tôi bán khoảng 120 ngàn đồng/kg. Thị trường tiêu thụ loại này rất mạnh nên gần như cung không đủ cầu”-ông Hiệp cho hay.
Được biết, toàn bộ lượng nấm thu hoạch, ông Hiệp xuất bán tại trại cho thương lái để đem đi tiêu thụ ở các chợ trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Cứ quay vòng 1 năm 2 vụ (5 tháng/vụ), trung bình mỗi năm, 6 trại nấm của ông Hiệp cho thu hoạch khoảng 40 tấn nấm tươi các loại, sau khi trừ hết chi phí còn lãi hơn 600 triệu đồng.
Nói về trại nấm của ông Hiệp, ông Vũ Văn Lượng-Trưởng thôn Châu Giang-nhận xét: Bên cạnh việc đem lại nguồn thu lớn hàng năm cho gia đình, trại nấm của ông Hiệp còn tạo việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương, trong đó có 5 lao động thường xuyên với mức lương 6-8 triệu đồng/người/tháng. Đây là một trong những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao để người dân trên địa bàn học hỏi làm theo, từ đó phát triển kinh tế gia đình. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Tiệc thôi nôi cháu trai, anh rể nói một câu khiến bố tôi ngã bệnh ốm liệt giường
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức