Đời sống

Giấc ngủ của con người và những điều cần biết

Con người dành đến 1/3 thời gian sống cho giấc ngủ, tuy nhiên thói quen ngủ hiện nay vẫn còn khá nhiều tranh cãi. Để có thể có giấc ngủ ngon, các nhà khoa học đã chỉ ra một vài thông tin sau đây.

Chẳng cần tốn tiền mua giường, học ngay "101" cách sửa phòng ngủ ít tốn kém, tiết kiệm diện tích lại đẹp mê ly / Ngủ nghiêng có thể phòng tránh bệnh mất trí

Giấc ngủ chiếm đến 1/3 thời gian sống của con người, vậy giấc ngủ đem đến những lợi ích gì cho con người, thời gian ngủ bao lâu là hợp lý, hậu quả nếu thiếu ngủ? Hãy cùng khám phá qua một vài thông tin khoa học dưới đây.

Thời gian ngủ hợp lý

Câu trả lời có thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên con người thường ngủ khoảng 7-9 tiếng mỗi ngày, với đa số thời gian dành cho giấc ngủ là vào buổi đêm và một phần nhỏ vào buổi trưa.

Giấc ngủ ngon giúp bảo vệ sức khỏe

Giấc ngủ ngon giúp bảo vệ sức khỏe

Tuy nhiên theo các nhà khoa học, có sự đột biến gen ở một số người khiến họ ngủ ít hơn 20-25% giấc ngủ bình thường, và các nhà nghiên cứu ước tính rằng có khoảng 1% những người bị tình trạng này. Tuy nhiên, con số 7-9 tiếng không hẳn là cố định, nó còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác, công việc và đặc điểm sinh lý của mỗi người.

Ngủ làm nhiều giấc tốt hơn

Giáo sư Gregg Jacobs, chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ của Đại học Y tế Massachusetts cho rằng, việc ngủ không liền mạch là một phần tự nhiên của tâm lý con người và ngủ làm nhiều giấc tốt hơn việc ngủ liền một mạch từ đêm tới sáng. Vào khoảng thế kỷ thứ XV, những giấc ngủ không liền mạch khá phổ biến trong xã hội. Thông thường, con người đi ngủ 2 tiếng sau khi trời tối, sau đó thức dậy sinh hoạt từ 1 -2 tiếng trước khi tiếp tục đi ngủ giấc thứ hai tới sáng.

Giấc ngủ chia làm nhiều giấc tốt hơn ngủ liền

Giấc ngủ chia làm nhiều giấc tốt hơn ngủ liền

Các nghiên cứu cho rằng, quãng thời gian tỉnh giấc vào giữa đêm giúp con người giải tỏa áp lực và giảm stress hiệu quả. Đối với Russell Foster – giáo sư thần kinh học tại Đại học Oxford, việc thức dậy vào giữa đêm không đáng lo ngại như một số người hay nghĩ.

 

Ngủ trưa quá dài gây mệt mỏi

Con người thường ngủ phần lớn thời gian vào buổi tối và một khoảng thời gian ngắn vào buổi trưa. Thực tế, có một số người cảm thấy mệt mỏi nếu giấc ngủ trưa quá dài. Tiến sĩ Kimberly A. Cote, nhà nghiên cứu giấc ngủ tại Đại học Brock ở Ontario (Canada) nói, chỉ cần 10-20 phút chợp mắt vào buổi trưa là đủ để nhận được những lợi ích của nó, chẳng hạn như sự tỉnh táo, cải thiện hiệu suất làm việc và nâng cao tâm trạng.

Giấc ngủ trưa quá dài có thể gây mệt mỏi

Giấc ngủ trưa quá dài có thể gây mệt mỏi

Khi ngủ, não sản xuất các loại khác nhau của sóng, tương ứng với giấc ngủ sâu hay nông. Sau khoảng 20 phút, bộ não lúc ngủ có thể di chuyển vào các pha sóng ngủ, đó là giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ. Nếu ngủ trưa quá dài, có thể cảm thấy chệnh choạng và mất phương hướng.

Ngủ 2 tiếng 1 ngày là đủ?

 

Danh họa thiên tài Leonardo Da Vinci đã có phương pháp ngủ này từ 700 năm trước,một trong những bí quyết của Leonardo da Vinci ẩn giấu trong chế độ ngủ đặc biệt: cứ 4 giờ ông lại chợp mắt 15 phút và bằng cách này thu gọn lại tổng thời gian ngủ trong một ngày đêm từ 8 giờ xuống còn 1,5 giờ. Phương pháp này được gọi là phương pháp ngủ Polyphasic Sleep.

Tỷ phú Donald Trump là một trong số những người sử dụng phương pháp ngủ Polyphasic Sleep và đã thành công. Nhà lập trình Matt Mullenweg, người phát triển WordPress và là một trong số những người có tầm ảnh hưởng lớn trên mạng Internet hiện nay, cũng sử dụng phương pháp Polyphasic Sleep để có thêm nhiều thời gian hơn phát triển công cụ WordPress.

Tỷ phú Donald Trump là một trong số những người áp dụng giấc ngủ 2 tiếng 1 ngay

Tỷ phú Donald Trump là một trong số những người áp dụng giấc ngủ sâu 2 tiếng 1 ngày

Polyphasic Sleep là một phương pháp giúp rút ngắn thời gian ngủ, đã được sử dụng thành công bởi một số người trên thế thế giới. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định nó an toàn tuyệt đối nhất là với người có thể chất kém.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm