Đời sống

Hải Dương: Khốn cảnh con gái hơn 60 tuổi tật nguyền chăm mẹ già trong căn nhà sắp sập

Ngôi nhà cấp 4 của mẹ con Cụ Mười được dựng lên từ quỹ tình thương của địa phương, đã quá cũ nát.

Nhận diện 7 loại stress và cách giải tỏa / Bị bắt nạt ở trường học sẽ ảnh hưởng đến suốt cuộc đời đứa trẻ

Tình cảnh vô cùng éo le chúng tôi đang nói đến, là của 2 mẹ con cụ Trần thị Mười (82 tuổi) và con gái là bà Hoàng Thị Nhã (62 tuổi), ở thôn Thanh Xá, xã Lê Hồng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

Cùng chúng tôi đến thăm 2 mẹ con cụ Mười, bác Đỗ Ngọc Bích trưởng thôn Thanh Xá cho biết: "Tình cảnh của 2 mẹ con cụ Mười bây giờ thật ái ngại vô cùng. Cụ Mười thì phải nâng nằm, nâng dậy trong khi bà Nhã thì sau lần tai nạn ngã gãy xương đùi, đi phải bò hết sức khó khăn. Có lần dìu mẹ đi vệ sinh cả 2 mẹ con ngã lăn từ trên hè xuống sân, hàng xóm chạy sang kịp không thì khốn".

Ngôi nhà cấp 4 của mẹ con Cụ Mười được dựng lên từ quỹ tình thương của địa phương, đã quá cũ nát.

Ngôi nhà cấp 4 của mẹ con Cụ Mười được dựng lên từ quỹ tình thương của địa phương, đã quá cũ nát.

Theo bà Bích, mọi chi phí sinh hoạt của cả nhà bà Nhã chỉ trông chờ vào khoản tiền trợ cấp tuổi già, và trợ cấp cho người cô đơn của 2 mẹ con. Căn nhà đang ở được làm từ quỹ tình thương cũng đã xuống cấp, mục nát không biết sập lúc nào. Những hôm nào có mưa bão, thôn phải cắt cử người sang trông chừng giúp 2 mẹ con.

Quả đúng như những gì bà Bích đã cho biết, đưa mắt nhìn một lượt nơi trú ngụ của 2 mẹ con cụ Mười, chúng tôi không khỏi lo lắng. Căn nhà cấp 4 đã quá cũ nát, tường nhà lở loét và xuất hiện nhiều vết nứt, bậc thềm trước cửa thì rêu mốc trơn trượt. Cũng chính cái thềm nhà ấy, đã khiến bà Nhã ngã đến tàn phế. Trong căn nhà chật chội, ẩm thấp, tài sản, vật dụng của 2 mẹ con chẳng có gì ngoài cái bàn gỗ mốc meo với vài cái ghế nhựa, và 2 cái giường cũ. Cụ Mười đã nhiều năm nay không tự ngồi dậy được, nên mọi sinh hoạt của cụ chỉ xoay quanh cái giường kê ở góc nhà.

Thấy mẹ ra dấu muốn ngồi dậy, người con gái đã ngoài 60 tuổi tật nguyền vội vã chống tay bò lồm cồm, lụi hụi một hồi mới đỡ được mẹ già ngồi tựa vào thành giường. Sau khi ân cần chăm sóc cho người mẹ gần như đã không còn nhận biết được thế giới xung quanh nữa, bà Nhã rớm nước mắt kể cho chúng tôi nghe câu chuyện buồn về cuộc đời mình.

Cụ Mười sinh hạ được 7 người con gái. Sống ở vùng quê nghèo nhà lại đông chị em, bố lại ốm yếu nên người chị cả Hoàng Thị Nhã phải lam lũ từ nhỏ, để phụ giúp mẹ nuôi dạy các em. Rồi lần lượt các em đến tuổi lấy chồng, thời gian thấm thoát trôi, ngoảnh đi ngoảnh lại chị Nhã đã bước qua tuổi thanh xuân lúc nào không hay. Dẫu rồi cũng có đám đến ướm hỏi về làm lẽ người ta, nhưng thương bố mẹ ngày càng già yếu, chị Nhã quyết ở vậy chăm sóc 2 cụ cho tròn đạo hiếu.

 

Năm 2005 cụ ông mất, sức khỏe cụ Mười ngày càng suy sụp trong khi bà Nhã vốn đã không được nhanh nhẹn. Các em lấy chồng xa lại đều nghèo khó, không trợ giúp cho mẹ và chị được mấy, nên cuộc sống của 2 mẹ con cụ Mười vô cùng chật vật. Theo thời gian, ngôi nhà cũ đã đổ sập, được chính quyền cho dựng lại bằng nguồn quỹ tình thương của địa phương, hiện nay cũng đã xuống cấp trầm trọng, không có tiền tu sửa, nên nguy cơ có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Bĩ cực hơn nữa, đầu năm 2018, một lần bê nồi cơm từ bếp lên nhà đi qua bậc thềm trơn trượt, bà Nhã bất ngờ ngã nhào. Cú ngã làm cho bà bị gãy xương đùi, cũng vì không được chữa trị đến nơi đến chốn nên vụ tai nạn để lại di chứng nặng nề, khiến bà chẳng thể đi lại bình thường được. Mỗi khi di chuyển bà Nhã thường phải chống tay xuống đất bò lồm cồm rất khó khăn…

Nhiều năm nay, mọi chi tiêu của 2 mẹ con cụ Mười chỉ trông chờ vào khoản trợ cấp xã hội ít ỏi được cấp hàng tháng. Dù đã tằn tiện, dè sẻn từng đồng thì cũng chỉ thi thoảng bà Nhã mới dám mua thanh đậu hay tí thịt cho bà cụ. Từ khi "trụ cột" lâm nạn trở thành người tàn phế, thì cuộc sống của 2 mẹ con họ càng bi đát hơn bao giờ hết…Tận mắt chứng kiến cảnh sống lay lắt "rau cháo nuôi nhau" của 2 người phụ nữ khốn khó, chúng tôi không khỏi chạnh lòng xót xa.

"Cô chẳng mong ước gì hơn, chỉ ước sao cái nhà nó không bị đổ khi bà cụ còn sống, chỉ mong có tí tiền để mua thịt cho bà cụ ăn…", bà Nhã tâm sự trong nỗi tủi buồn.

Theo Dân trí
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm