Đời sống

Ho kiểu này đi khám ngay kẻo chết vì ung thư lúc nào chẳng hay

Khi thấy ho kiểu này hãy tới bệnh viện đi khám ngay kẻo ch.ết vì ung thư lúc nào chẳng hay biết.

Lấy 1 thìa hạt đu đủ làm theo cách này, đảm bảo ai cũng phải bất ngờ vì tác dụng thần kỳ của nó / Ăn dưa hấu ai cũng vứt vỏ đi mà không biết làm điều này sẽ có ngay bài thuốc quý từ vỏ dưa

Ho kéo dài báo bệnh nguy hiểm

Khi bị cảm cúm hay cảm lạnh, cơn ho có thể xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần, sau đó sẽ khỏi. Còn trong trường hợp cơn ho kéo dài, người bệnh cần cẩn thận vì rất có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

ho-lau

Ảnh minh họa

Ung thư phổi

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có tới 65% trường hợp người mắc ung thư phổi bị ho kéo dài tại thời điểm chẩn đoán, thậm chí nó là triệu chứng duy nhất để chẩn đoán bệnh.

Do đó, khi xuất hiện những cơn ho kéo dài trên 2 tuần kèm theo triệu chứng chất nhày lẫn máu, khàn tiếng, nuốt đau... người bệnh cần tiến hành làm các xét nghiệm lâm sàng cần thiết.

Bệnh lao

Bệnh lao do trực khuẩn mycobacterium tuberculosis gây ra và khá phổ biến ở nước ta. Nếu ho kéo dài hơn ba tuần, ho ra máu kèm theo đau ngực giảm cân, mệt mỏi, đổ mồ hôi về đêm... cần đến ngay cơ sở chuyên khoa lao để thực hiện các xét nghiệm xác định sự tồn tại của vi khuẩn lao.

 

Ho kéo dài về đêm không nên xem thườngHo kéo dài về đêm chỉ tình trạng không ho hoặc ho ít vào ban ngày, nhưng đến đêm lại xuất hiện cơn ho dai dẳng và liên tục. Triệu chứng ho kéo dài về đêm gặp cả ở trẻ em và người lớn.

Trẻ ho khi nào là nguy hiểm

1. Ho kèm thở nhanh, khó thở, tím tái

Đây có thể là biểu hiện trẻ bị mắc dị vật trong đường thở. Trường hợp này cần sơ cứu ngay lập tức trước khi đưa trẻ đến bệnh viện.

Ngoài ra, nếu ho kèm đờm đặc, với các dấu hiệu khó thở thường là những biểu hiện của các căn bệnh như viêm tiểu phế quản, hen suyễn, viêm phế quản co thắt, viêm phổi…

 

Trong cả hai trường hợp này, hãy gọi bác sỹ ngay hoặc đưa con tới ngay các phòng cấp cứu tại các bệnh viện gần nhất vì nếu trẻ khó thở lâu sẽ dẫn tới tình trạng suy hô hấp, nguy cơ tử vong cao. Trẻ sơ sinh bị các chứng bệnh viêm phổi, phế quản, viêm tiểu phế quản cần được nhập viện để điều trị và có thể phải thở bằng khí oxygen.

2. Ho kèm sốt kéo dài, nôn trớ

Nếu trẻ ho kéo dài đi kèm các dấu hiệu như nôn trớ, sốt, đi ngoài thì nhiều khả năng trẻ đang mắc chứng viêm phổi, viêm tiểu phế quản. Như đã nói ở trên, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, khi mắc chứng viêm phổi, viêm tiểu phế quản…rất dễ dẫn tới suy hô hấp. Nếu trẻ thiếu oxy trong thời gian dài sẽ dẫn tới ảnh hưởng tới não bộ và hệ tuần hoàn, thậm chí có nguy cơ tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

3. Ho dai dẳng có đờm đặc, kéo dài, có cơn khó thở về đêm

Nếu cha mẹ để ý, tiếng ho của bé dai dẳng kèm theo những tiếng rít khẽ và khò khè, có thể đã kéo dài hơn 10 ngày và trở nên tệ hơn vào ban đêm hoặc có biểu hiện dị ứng với phấn hoa, thời tiết lạnh, lông hoặc mùi động vật, bụi bẩn và khói thì nhiều khả năng bị bị hen suyễn. Những biểu hiện khác: Bé thở nhanh, gấp và tiếng thở bị khô, khò khè.

 

Phụ huynh cần cho bé đi khám để có được cách trị bệnh khoa học và dứt điểm và cần thông báo với bác sĩ trong trường hợp gia đình có người bị hen hoặc cơ địa dị ứng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm