Ho nhiều đến mấy cứ lấy củ hành tím làm theo cách này: Long đờm, sạch phổi, tăng đề kháng cực tốt
Những điều cần chú ý khi điều trị mụn trứng cá để da nhanh phục hồi / Trị sẹo mụn hiệu quả bằng trà xanh và cà rốt
Hành tím
Hành tím ngoài làm gia vị thì nó còn là vị thuốc Đông Y. Theo y học cổ truyền thi hành tím có tính hăng, vị cay, mùi hăng có tác dụng hạ sốt, khử phong tán hàn, chỉ thống, hóa đờm cũng như khả năng sát trùng, chống viêm cực tốt. Nếu chỉ dùng một mình hành tím để trị thì khá khó khăn bởi mùi vị của nó rất hăng.
Do đó cách làm siro hành tím ra đời khi có thêm mật ong, có tính ngọt, chống viêm mạnh hòa quyện với nước cốt hành tím. Sự kết hợp này đá bay mọi vi khuẩn và giúp thông cổ họng, trị ho rõ rệt.
Ngoài ra bạn có thể trị ho bằng các cách sau:
Gừng
Một trong mẹo được lưu truyền bao đời này vẫn giữ được hiệu quả bất ngờ, gừng ngâm mật ong luôn được nhiều người sử dụng bởi công dụng và cách thức hiện dễ dàng của nó.
Ngoài ra, gừng giúp xoa dịu, làm ấm phổi, kết hợp với quả tắc chứa lượng lớn vitamin C, giúp phục hồi sức đề kháng cực tốt, vừa giúp giảm ho suyễn, vừa cải thiện hệ miễn dịch.
Lê hấp đường phèn
Lê hấp đường phèn là một cách trị ho quen thuộc và hiệu quả bất ngờ. Theo Đông Y, quả lê có vị ngọt, tính mát, giúp nhuận phế, giảm ho, thanh nhiệt, sinh tân dịch, tiêu đờm và tiêu độc. Thời xa xưa người Trung Hoa đã dùng cách này để trị các bệnh về đường hô hấp và chỉ có quý tộc mới được phép sử dụng quả lê.
Hương vị ngọt thanh, mát lạnh của quả lê khi hấp với đường phèn sẽ giúp cơn đau họng, ho đờm của bạn thuyên giảm, đã vậy nó còn giúp cơ thể thêm khỏe mạnh bởi lê còn chứa nhiều dưỡng chất khác, không thua bất cứ loại trái cây nào dùng để trị ho, đã vậy lại an toàn, ít gây kích ứng.
Chanh, quýt chưng đường phèn
Chanh là loại quả chứa lượng vitamin C, khoáng chất dồi dào, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch, giúp chống chọi các căn bệnh tật. Đồng thời, trong vỏ quả chanh chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cực tốt. Do đó, chanh được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian, trong đó có trị ho bằng chanh chưng đường phèn.
Chanh chưng đường phèn dùng những quả chanh tươi thái lát, bỏ hạt, chưng với đường phèn vừa có thể giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ giảm triệu chứng ho, sốt và cảm cúm hiệu quả.
Tương tự với chanh thì quýt cũng là loại quả chứa nhiều vitamin C không kém, vỏ ngoài của quýt khi được sao chế tạo nên một vị thuốc quý là trần bì. Quýt ngâm đường phèn không chỉ là cách để trị ho mà nó còn giúp cơ thể chống chọi với nhiều căn bệnh khác, thanh lọc cơ thể nữa đấy.
Quýt lột vỏ, phần vỏ bạn có thể giữ lại hoặc đem phơi khô pha trà vẫn được. Múi quýt bạn sẽ đem nấu với nước đường phèn trong 5 phút, rồi tắt bếp để nguội, cho vào lọ dùng dần. Hương vị thoang thoảng thơm của quýt cùng vị ngọt thanh sẽ giúp bạn mau sớm khỏi bệnh.
Uống mật ong
Pha mật ong với nước nóng hoặc trà nóng, thêm một chút chanh có thể làm dịu và trị ho trong thời gian ngắn.
Uống mật ong trực tiếp cũng là một phương pháp chữa ho tại nhà hiệu quả. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatric Clinics of North America, trẻ em từ hai tuổi trở lên bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, dẫn đến ho, được cho uống hai thìa cà phê mật ong trước khi ngủ. Mật ong không chỉ làm giảm cơn ho về đêm mà còn giúp cải thiện giấc ngủ.
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Jama cho thấy, mật ong có lợi ích trong việc giảm ho về đêm ở trẻ em 2-18 tuổi. Tuy nhiên, không nên cho trẻ em dưới một tuổi uống mật ong vì trong một số trường hợp có thể gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh.
Lá hẹ
Lá hẹ ngoài là thực phẩm ra thì nó cũng còn là một vị thuốc Đông Y. Theo Đông Y, cây hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, giúp bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, tiêu đờm, trị ho,... Vì vậy, từ xưa người ta đã dùng hẹ để trị các cơn ho ngay tại nhà.
Hẹ có thể dùng để chưng đường phèn, hay hấp với mật ong,… để hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho khan, ho đờm,...
Lá đinh lăng
Đinh lăng là một vị thuốc quen thuộc và hiệu quả trong việc chữa trị nhiều bệnh lý, trong đó có cả ho. Cây Đinh lăng từ thân, rễ đến lá đều được dùng làm thuốc, nó chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể cũng như các hoạt chất mà cơ thể cần để chống lại bệnh tật.
Bạn có thể dùng lá đinh lăng khô hay tươi để pha nước uống hàng ngày hoặc dùng rễ cây đinh lăng với đậu săn, bách bộ, nghệ vàng, tang bạch bì, tần dày với lượng bằng nhau là 8g kết hợp 4g gừng khô sắc thành nước để uống 2 ngày/lần thì bệnh sẽ thuyên giảm hẳn.
*Thông tin mang tính chất tham khảo, nếu bạn có triệu chứng ho lâu ngày không thuyên giảm, cần tới cơ sở y tế để được thăm khám.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ