Hoa dâm bụt: Không chỉ là loại cây cảnh mà còn là một vị thuốc hay
Loại nước lá rẻ tiền, bán đầy vỉa hè, được dùng làm "thuốc" lâu năm / Thức uống được Đông y gọi là "thang thuốc phục mạch", giúp khỏe gan, tốt cho thận, đẹp da
Hoa dâm bụt là loại cây quen thuộc, thường được trồng để làm cây cảnh trang trí vườn nhà. Tuy nhiên, loại cây này có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng ít người biết tới.
1. Tác dụng của hoa dâm bụt đối với sức khoẻTheo Đông Y, hoa dâm bụt có vị ngọt, hơi đắng, nhớt. Tính bình. Quy vào kinh thận. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, sát trùng, lợi tiểu và cố tinh.
Theo Y học hiện đại, hoa dâm bụt có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, đặc biệt các chất chống oxy hóa nên đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như:
1.1. Ngăn ngừa tác hại của gốc tự doChất chống oxy hóa là các phân tử giúp bảo vệ cơ thể chống lại các hợp chất được gọi là gốc tự do - nguyên nhân gây hại cho các tế bào và gây ra nhiều bệnh tật.
Hoa dâm bụt là loại cây giàu chất chống oxy hoá, có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật do sự tích tụ của các gốc tự do.
Theo một số nghiên cứu, chiết xuất hoa dâm bụt có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa và tăng mức độ chống oxy hóa trong máu ở những người mắc hội chứng Marfan - một chứng rối loạn ảnh hưởng đến mô liên kết. Ngoài ra, chiết xuất hoa dâm bụt giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào ở chuột.
1.2. Giúp hạ huyết ápMột trong những lợi ích ấn tượng và nổi tiếng của hoa dâm bụt là có thể giúp giảm huyết áp.
Huyết áp cao là tình trạng sức khỏe mà nhiều người gặp phải, bệnh lý này có thể gây căng thẳng cho tim và khiến tim yếu đi. Huyết áp cao cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trà dâm bụt có thể làm giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trương. Nhưng trà hoa dâm bụt không được khuyến khích cho những người đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao vì nó có thể tương tác với các loại thuốc này.
1.3. Giúp giảm mức độ lipid trong máuLipid trong máu chủ yếu bao gồm ba thành phần: cholesterol LDL - được gọi là cholesterol xấu, cholesterol HDL - được gọi là cholesterol tốt và chất béo trung tính. Rối loạn lipid máu là tình trạng có thể dẫn đến bệnh tim và được đặc trưng bởi sự mất cân bằng của cholesterol HDL, cholesterol LDL và chất béo trung tính.
Một đánh giá năm 2018 về việc sử dụng cây dâm bụt trong điều trị, được công bố trên tạp chí Biomedicine & Pharmacotherapy lưu ý rằng: Chiết xuất cây dâm bụt đã được chứng minh là làm giảm mức LDL và chất béo trung tính mà không ảnh hưởng đến mức HDL. Tác dụng tiềm năng của hoa dâm bụt đối với việc hạ lipid máu có thể tác động tích cực đến bệnh gan nhiễm mỡ.
1.4. Tăng cường sức khỏe của ganCác nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây dâm bụt có thể tăng cường sức khỏe của gan và giúp gan hoạt động hiệu quả hơn. Một số nghiên cứu cụ thể về lợi ích này của hoa dâm bụt như:
- Một nghiên cứu nhỏ năm 2014 ở 19 người thừa cân cho thấy dùng chiết xuất hoa dâm bụt trong 12 tuần giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Tình trạng này được đặc trưng bởi sự tích tụ chất béo trong gan, có thể dẫn đến suy gan.
- Một nghiên cứu trên chuột đồng cũng chứng minh các đặc tính bảo vệ gan tiềm ẩn của chiết xuất hoa râm bụt, cho thấy rằng việc điều trị bằng chiết xuất hoa dâm bụt làm giảm các dấu hiệu tổn thương gan.
- Vào năm 2022, một nghiên cứu khác trên động vật đã báo cáo rằng chiết xuất hoa dâm bụt giúp cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ ở chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo.
Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu trên người về tác dụng của hoa dâm bụt đối với sức khỏe của gan.
1.5. Hỗ trợ giảm cânMột số nghiên cứu cho thấy rằng trà dâm bụt có thể giúp giảm cân và ngăn ngừa nguy cơ béo phì. Chẳng hạn một nghiên cứu nhỏ năm 2014, có 36 người bị thừa cân tham gia đã dùng chiết xuất hoa dâm bụt hoặc giả dược. Sau 12 tuần, những người dùng chiết xuất hoa dâm bụt đã giảm được trọng lượng cơ thể, lượng mỡ trong cơ thể, chỉ số khối cơ thể và tỷ lệ eo-hông.
1.6. Ngăn ngừa ung thưHoa dâm bụt rất giàu polyphenol, đây là những hợp chất đã được chứng minh là có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ.
Các nghiên cứu về ống nghiệm cũng cho thấy kết quả ấn tượng về tác dụng tiềm năng của chiết xuất dâm bụt đối với tế bào ung thư.
1.7. Hạn chế sự phát triển của vi khuẩnMột số nghiên cứu về ống nghiệm đã phát hiện ra rằng, ngoài việc có đặc tính chống oxy hóa và chống ung thư, cây dâm bụt có thể giúp bảo vệ chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn. Chẳng hạn như ức chế hoạt động của E. coli, một chủng vi khuẩn có thể gây ra các triệu chứng như chuột rút, đầy hơi và tiêu chảy.
2. Hoa dâm bụt có gây tác dụng phụ không?Sử dụng hoa dâm bụt được coi là an toàn khi được tiêu thụ với lượng vừa phải, nếu sử dụng trà hoa dâm bụt, mỗi ngày chỉ nên uống từ 2 đến 4 cốc. Nếu uống hoặc ăn quá nhiều có thể gây ra tình trạng ngộ độc.
Ngoài ra, hoa dâm bụt có tác dụng với một số loại thuốc, đặc biệt là những loại thuốc dùng để điều trị huyết áp cao hoặc bệnh tiểu đường.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, những người trước khi phẫu thuật không nên sử dụng hoa dâm bụt vì chúng có tác dụng hạ huyết áp.
Dâm bụt cũng có thể có tác dụng lợi tiểu trên cơ thể, nếu vượt quá mức tiêu thụ tiêu chuẩn có thể dẫn đến mất nước.
3. Cách bổ sung hoa dâm bụt vào chế độ ăn uốngDâm bụt có thể được chế biến với nhiều cách khác nhau như làm trà, đài hoa khô được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn như làm siro và mứt. Tuy nhiên, trà dâm bụt được sử dụng phổ biến hơn cả.
Cách làm trà hoa dâm bụt rất đơn giản:
- Đầu tiên bạn có thể hái hoa dâm bụt, rửa sạch và để ráo nước, sau đó phơi khô với nắng tự nhiên hoặc sấy bằng máy.
- Sau khi hoa dâm bụt đã khô và săn, bạn có thể sử dụng và pha như trà bình thường. Cho hoa dâm bụt khô vào ấm trà và đổ nước sôi lên, để yên trong 5 phút, sau đó lọc bã và thưởng thức.
Ngoài ra, hoa dâm bụt còn được sử dụng trong một số bài thuốc dân gian chữa mụn nhọt đang mưng mủ, hỗ trợ điều trị di tinh, chữa thống kinh, chữa mất ngủ,... Tuy nhiên, mọi người không nên tự ý sử dụng, nên dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo