Đời sống

Loại nước lá rẻ tiền, bán đầy vỉa hè, được dùng làm "thuốc" lâu năm

Trà là loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Trong văn hoá, của người dân Việt thì trà là thứ nước uống không thể thiếu.

Rửa nho đừng chỉ dùng nước lã: Thêm thứ này mới hết bụi bẩn, côn trùng, yên tâm ăn cả vỏ / Cốc sứ, thủy tinh bị bám cặn ố vàng: Rửa bằng nước rửa bát chưa đủ, thêm thứ này là sạch bong

BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học y Dược TP Hồ Chí Minh (Cơ sở 3), cho biết người dân đã biết dùng chè từ 2.500 năm trước Công nguyên, sau tới Nhật Bản và nhiều nước châu Á khác.

Tại Việt Nam chè được dùng nhiều ở các tỉnh vùng núi phía bắc như: Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên. Một số tỉnh miền Nam cũng trồng chè có thể kể tới như: Quảng Nam, Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Đắk Lắk, Lâm Đồng.

Khoa học hiện đại đã nghiên cứu trong lá chè có chứa tới 20% tanin là một chất có tác dụng làm săn da, sát khuẩn mạnh. Cafein trong chè có tỷ lệ 1,5-5%. Ngoài ra, chè còn có một số vitamin như: B1, B2 và C. Đặc biệt tanin trong chè có tác dụng như một vitamin P vì đây là hỗn hợp của các catechin và dẫn xuất của catechin có cấu trúc hóa học của vitamin P.

Theo bác sĩ Tấn Vũ trong chè còn có một số flavonol như: Kaempferol, quercetin, myricetin là các chất chống oxy hoá có tác dụng làm trẻ hoá tế bào.

Trong y học cổ truyền, chè có vị đắng chát, hơi ngọt; tính mát; vào kinh can, thận. Tác dụng: Thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, tiêu thực, cầm tả lỵ, bớt mụn nhọt, khỏi chóng mặt, đẹp da thịt, minh mẫn đầu óc.

Loại nước lá rẻ tiền bán đầy vỉa hè được dùng làm 'thuốc' hàng nghìn năm - Ảnh 1.

Chè là loại nước mang tới nhiều lợi ích sức khoẻ, nguồn: Internet

Trong sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh có ghi chép: Chè có vị ngọt đắng, tính hơi hàn. Tác dụng: nhuận tràng, trừ nhiệt, khu phong; sáng mắt; nhẹ đầu; hạ đờm; trị lỵ; tiêu thức ăn.

Một số bài thuốc từ chè như sau:

Chữa lỵ: Chè hương (chè được ướp với các loại hương hoa) 100g, cam thảo 10g, nước 100ml; lấy chè và cam thảo đổ nước vào cho ngập. Đun sôi trong nửa giờ, lọc. Bã còn lại thêm nước cho xâm xấp và đun sôi trong nửa giờ nữa. Đổ nước lần 1 và lần 2 vào nấu cô đặc. Ngày dùng 4 lần, mỗi lần 5ml -10ml. Mỗi lần điều trị cần 3 - 5 ngày.

Chữa nốt đậu lở loét: Thái lá trà già thêm ngọn bạc hà, hai thứ bằng nhau, sắc đặc và dùng để rửa.

 

Chữa ho do đờm suyễn không ngủ được: chè 60g, bạch cương tàm 60g. Hai thứ tán nhỏ cho vào bình có nắp kín, cho vào 4 bát nước sôi, khi đi ngủ thêm chút nước sôi cho nóng và uống là khỏi.

Chữa viêm phế quản mạn tính, ho lâu không dứt, nôn ra dãi nhớt: Chè du (trà để lâu năm; không mốc) 240g, nước gừng tươi 240ml, mật ong 240g. Luyện chung đến khi đen như sơn là được. Cách dùng: mỗi lần uống 1 thìa canh, pha với nước còn ấm, ngày dùng 2 lần: sáng, tối.

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cho hay, trường hợp bị mẩn ngứa có thể dùng lá trà tươi, rửa sạch (bằng muối hoặc dung dịch rửa rau), vò nát và hãm như cách pha trà để uống. Pha loãng cho âm ấm rồi tắm. Tắm 3 lần/tuần, các vết đỏ và mẩn ngứa sẽ lặn nhanh chóng.

Trẻ nhỏ bị rôm sảy cho trẻ dùng lá trà xanh nấu nước tắm rất hiệu quả. Do trong nước trà xanh có rất nhiều phenol. Loại chất này có công dụng tiêu viêm, ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn, siêu vi trùng có hại.

Nước trà xanh còn có tác dụng rất rõ rệt trong làm đẹp, đặc biệt tốt cho việc trị mụn. Khi da bị nổi mụn nhiều. Nếu là mụn cám thì rửa mặt với trà xanh ngày 2 lần (sáng và tối) để làm sạch nhờn và bụi bẩn. Trà xanh có thể dùng để tẩy da chết, gội đầu giúp tóc mềm mượt.

 

Trường hợp bị ong đốt lấy một ít bã chè đã hãm một lần, xát vào chỗ bị ong đốt, hoặc lấy lá chè giã nát đắp vào chỗ đau.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm